Học kế toán thuế tại Thanh Hoá
Bài viết hôm nay kế toán ATC xin chia sẽ đến bạn đọc về cách xác định giá gốc của hàng tồn kho
Mời các bạn theo dõi nhé!
-
Cách xác định giá trị hàng tồn kho:
Theo chuẩn mực kế toán Số 02 – Hàng Tồn Kho thì:
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc.
Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị
thuần có thể thực hiện được.
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất,
kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần
thiết cho việc tiêu thụ chúng.
-
Cách xác định giá gốc của Hàng Tồn Kho:
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác
phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Trong đó:
* Chi phí mua
Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận
chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp
đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua
không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.
* Chi phí chế biến
* Chi phí liên quan trực tiếp khác
Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài
chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí
thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.
-
Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
– Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát
sinh trên mức bình thường;
– Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình
sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn “Chi phí thu mua” nêu trên
– Chi phí bán hàng;
– Chi phí quản lý doanh nghiệp.
4. Cách xác định giá gốc của từng loại hàng tồn kho cụ thể:
* Nguyên liệu, vật liệu – Tài khoản 152:
giá gốc của nguyên liệu, vật liệu được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.
– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, thuế nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí
vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,… nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của
doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác
có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):
+ Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào
được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Nếu thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu
trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào bao gồm cả thuế GTGT.
+ Đối với nguyên liệu, vật liệu mua bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 69 – hướng
dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến
và chi phí chế biến.
– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu,
vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến
về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công chế biến.
– Giá gốc của nguyên liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá trị được các bên tham gia góp vốn liên
doanh thống nhất đánh giá chấp thuận.
* Công cụ Dụng cụ – Tài khoản 153: giá gốc nhập kho công cụ, dụng cụ được thực hiện như quy định
đối với nguyên liệu, vật liệu
* Thành phẩm – Tài khoản 155:
Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất của doanh
nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công xong đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ
thuật và nhập kho.
Thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất ra
phải được đánh giá theo giá thành sản xuất (giá gốc), bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và những chi phí có liên quan trực tiếp khác đến việc
sản xuất sản phẩm.
– Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn
vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.
– Đối với chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản
phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc thiết bị sản xuất. Công suất bình thường là
số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.
– Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất
chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
– Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thường thì chi phí
sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức
công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí để
xác định kết quả hoạt động kinh doanh (ghi nhận vào giá vốn hàng bán) trong kỳ.
– Không được tính vào giá gốc thành phẩm các chi phí sau:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh
trên mức bình thường;
+ Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình
sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”;
+ Chi phí bán hàng;
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.
– Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công chế biến
bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan
trực tiếp đến quá trình gia công.
* Hàng Hóa – TK 156
Giá gốc hàng hóa mua vào, bao gồm: Giá mua, chi phí thu mua (vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng
từ nơi mua về kho doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm,…), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
bảo vệ môi trường (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không được khấu trừ). Trường hợp doanh
nghiệp mua hàng hóa về để bán lại nhưng vì lý do nào đó cần phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại
chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc khả năng bán của hàng hóa thì trị giá hàng mua gồm cả chi phí
gia công, sơ chế.
– Giá gốc của hàng hóa mua vào được tính theo từng nguồn nhập và phải theo dõi, phản ánh riêng biệt
trị giá mua và chi phí thu mua hàng hóa.
* Hàng gửi đi bán – TK 157
Hàng gửi đi bán phản ánh trên tài khoản 157 được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong
Chuẩn mực kế toán Hàng tồn kho. Chỉ phản ánh vào tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” trị giá của hàng
hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho
khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (chưa được
tính là doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp
cho khách hàng).
– Hàng hóa, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, kế toán
phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng hoá, thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi cho đến khi
được xác định là đã bán.
– Không phản ánh vào tài khoản này chi phí vận chuyển, bốc xếp,… chi hộ khách hàng.
* Hàng hóa kho bảo thuế – Tài khoản 158
– Kho bảo thuế chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho sản xuất hàng
xuất khẩu, được áp dụng chế độ quản lý hải quan đặc biệt, theo đó nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để
phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp được đưa vào lưu giữ tại Kho bảo thuế chưa phải tính và nộp
thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan khác.
– Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm lưu giữ tại Kho bảo thuế chỉ bao gồm nguyên liệu, vật tư
dùng để cung ứng cho sản xuất và sản phẩm sản xuất ra của chính doanh nghiệp đó.
– Doanh nghiệp phải mở sổ chi tiết để phản ánh số lượng và giá trị của từng thứ nguyên liệu, vật tư
và hàng hoá theo từng lần nhập, xuất kho.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách xác định giá gốc hàng tồn kho, chúc các bạn học tập và làm việc tốt!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Hoc ke toan thuc hanh tai thanh hoa
Hoc kế toán thực hành ở thanh hóa