Hoc ke toan cap toc o thanh hoa
Nhiều bạn kế toán thắc mắc nếu không xuất hóa đơn khi bán hàng thì có bị phạt?
Và phạt như thế nào? Kế toán ATC xin thông tin đến bạn trong bài viết sau nhé!
-
Trường hợp bán hàng không cần lập hóa đơn
Căn cứ theo Thông tư 68/2019/TT-BTC, quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ có tổng
giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không cần phải lập hóa đơn, trừ trường
hợp người mua yêu cầu xuất hóa đơn.
Tuy nhiên, người bán vẫn phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định.
Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư trên, hàng hóa khi xuất kho để luân chuyển nội bộ
hoặc tiêu dùng nội bộ, tiếp tục quá trình sản xuất thì cũng không cần lập hóa đơn.
Như vậy, theo quy định, chỉ có 02 trường hợp trên là không cần phải lập hóa đơn trong
quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ. Tất cả các trường hợp bán hàng và cung
cấp dịch vụ còn lại đều phải lập hóa đơn.
Trong trường hợp người bán không lập hóa đơn thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
-
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về nguyên tắc xử phạt vi
phạm hành chính về xuất hóa đơn như sau:
Nguyên tắc 1:
Việc xử phạt vi phạm hành chính về xuất hóa đơn được thực hiện theo quy định của
pháp luật về quản lý thuế và pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
Nguyên tắc 2:
Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn khi có hành vi vi phạm;
Nguyên tắc 3:
Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt về từng hành vi,
trừ các trường hợp sau:
– Người nộp thuế kê khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên hồ sơ thuế của cùng một
sắc thuế tại một thời điểm. Thì hành vi kê khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ
tục thuế chỉ bị xử phạt về hành vi kê khai sai, có khung phạt tiền cao nhất trong số
các hành vi đã thực hiện
– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính khi cùng một thời điểm người nộp thuế chậm
nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử
phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ, có khung phạt tiền cao nhất trong các hành vi đã thực hiện.
-
Lỗi bán hàng không xuất hóa đơn bị xử phạt bao nhiêu?
Lỗi không xuất hóa đơn đầu ra bị coi là hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn
được nêu rõ tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
3.1. Mức xử phạt về hành vi trốn thuế
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định 125 về xử phạt hành vi trốn thuế:
“Phạt tiền 01 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở
lên khi thực hiện hành vi vi phạm sau:
Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ (trừ trường hợp người nộp thuế đã khai
thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng).
Và lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để
kê khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời gian đã nộp hồ sơ khai thuế.”
Theo Khoản 2, 3, 4 Điều 17 Nghị định này, đối với trường hợp không xuất hóa đơn
mà có tình tiết tăng hoặc không có tình tiết giảm nhẹ có thể bị xử phạt với mức như sau:
– Phạt tiền bằng 1,5 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn
khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà không có tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng;
– Phạt tiền 02 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn khi bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà có 01 tình tiết tăng nặng;
– Phạt tiền 1,5 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn khi bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà có 02 tình tiết tăng nặng;
– Phạt tiền 03 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn khi bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà có 03 tình tiết tăng nặng trở lên.
Như vậy, hành vi không xuất hóa đơn đầu ra khi bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ
có thể bị liệt kê vào hành vi trốn thuế và bị xử phạt theo mức như trên.
3.2. Mức xử phạt vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 500.000
đến 1.500.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
– Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định về hóa đơn bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ;
– Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo,
hàng mẫu; hoặc hàng hóa, dịch vụ để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả lương trừ hàng hóa
luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
Do đó, hành vi không lập hóa đơn tổng hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc
trong trường hợp xuất hàng hóa để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả lương cũng sẽ bị xử
phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
Ngoài ra, theo Khoản 5 Điều 24 Nghị định này thì người bán sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20
triệu đồng, đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người mua.
Trên đây là bài viết thông tin đến bạn đọc về mức xử phạt khi bán hành không xuất
hóa đơn, chúc các bạn học tập và làm việc tốt nhé!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Trung tam ke toan thuc hanh chat luong tai Thanh Hoa
Nơi đào tạo kế toán tổng hợp tại Thanh Hóa