Trung tam day tao ke toan tong hop o Thanh Hoa
HẠCH TOÁN HÀNG HÓA HẾT HẠN SỬ DỤNG, BỊ CHÁY HƯ HỎNG
- Cách hạch toán hàng hóa hết hạn sử dụng, bị cháy hư hỏng:
Theo quy định tại Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC, hàng hóa hết hạn sử dụng, bị cháy hư hỏng, cụ thể như sau:
1.1. Hạch toán dự phòng tổn thất tài sản
* Bên Nợ:
– Hoàn nhập chênh lệch giữa Số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn Số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;
– Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng Số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra.
– Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ.
* Bên Có: Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Số Dư Bên Có là Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ.
* Khi lập Báo cáo tài chính; Căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản chứng khoán kinh doanh, nếu số phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước => Trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2291)
– Khi lập Báo cáo tài chính; Căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản chứng khoán kinh doanh, nếu số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước => Hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2291)
Có TK 635: Chi phí tài chính
* Xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh trước khi Doanh nghiệp (DN) 100% vốn Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:
Nợ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2291)
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (Số chưa được dự phòng)
Có TK 121: Chứng khoán kinh doanh (Số được ghi giảm khi xác định giá trị DN)
Có TK 411: Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Số dự phòng đã lập cao hơn số tổn thất)
* Phương pháp kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
– Khi lập Báo cáo tài chính, nếu Số phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước => Trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2292)
– Khi lập Báo cáo tài chính, nếu Số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước => Hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2292)
Có TK 635: Chi phí tài chính
– Khi tổn thất thực sự xảy ra, các khoản đầu tư thực sự không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc ban đầu, DN có quyết định dùng khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã lập để bù đắp tổn thất khoản đầu tư dài hạn, ghi:
Nợ TK 111, 112,… (Nếu có)
Nợ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2292) (Số đã lập dự phòng)
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (Số chưa lập dự phòng)
Có TK 221, 222, 228 (Giá gốc khoản đầu tư bị tổn thất)
– Khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn được hạch toán tăng vốn Nhà nước, khi DN 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, ghi:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2292)
Có TK 411: Vốn đầu tư của chủ sở hữu
* Phương pháp kế toán dự phòng phải thu khó đòi
– Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu Số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn Số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết => Trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 642: Chi phí quản lý DN
Có TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2293)
– Khi lập Báo cáo tài chính; Căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu Số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn Số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết => Hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2293)
Có TK 642: Chi phí quản lý DN
– Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được => Thực hiện xóa nợ theo quy định của pháp luật hiện hành => Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:
Nợ TK 111, 112, 331, 334,… (Phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)
Nợ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2293) (Phần đã lập dự phòng)
Nợ TK 642: Chi phí quản lý DN (Phần được tính vào chi phí)
Có TK 131, 138, 128, 244,…
– Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ => Căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 711: Thu nhập khác
– Xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi trước khi DN Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:
Nợ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (TK 2293)
Có TK 411: Vốn đầu tư của chủ sở hữu
-
Nguyên tắc hạch toán hàng hóa hết hạn sử dụng, bị cháy hư hỏng:
Theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC, việc hạch toán hàng hóa hết hạn sử dụng, bị cháy hư hỏng được thực hiện theo các nguyên tắc, cụ thể như sau:
* Nguyên tắc 1: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng tổn thất tài sản, gồm:
– Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.
– Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Là khoản dự phòng tổn thất do DN nhận vốn góp đầu tư (Công ty con, liên doanh, liên kết) bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn hoặc khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoản đầu tư vào Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết.
* Nguyên tắc 2: Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
– DN được trích lập dự phòng đối với phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra khi có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá trị thị trường của các loại chứng khoán DN đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh bị giảm so với giá trị ghi sổ.
– Điều kiện, căn cứ và mức trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng thực hiện theo các quy định của pháp luật.
– Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính.
* Nguyên tắc 3: Nguyên tắc kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
– Nếu Số dự phòng phải lập năm nay cao hơn Số dư dự phòng đang ghi trên sổ kế toán thì DN trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.
– Nếu Số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn Số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì DN hoàn nhập số chênh lệch đó và ghi giảm chi phí tài chính.
* Nguyên tắc 4: Nguyên tắc kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
Khi lập Báo cáo tài chính, DN xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có bản chất tương tự, có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.
* Nguyên tắc 5: Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
– DN trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho và nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá.
– Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính.
– Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
– Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.
-
Cách đưa hàng hóa hư hỏng, hết hạn sử dụng vào chi phí hợp lý
Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:
– Văn bản của DN gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.
– Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do DN lập.
Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (Nếu có); Bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của DN ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự việc thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn là trong thời gian đó có xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (Nếu có).
– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (Nếu có).
Bài viết trên chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị.
Nghề kế toán sẽ có những điều thú vị riêng nếu như bạn có đủ đam mê với nghề.
Nếu muốn theo đuổi nghề này, bạn có thể tham khảo chương trình học của trung tâm đào tạo kế toán thực tế ATC.
Đây là một trong những địa chỉ đáng tin cậy và nhận được nhiều đánh giá tích cực về công tác dạy – học.
Chúc bạn thành công!
—————————————–
Liên hệ Chuyên viên Tư vấn:
TRUNG TÂM KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC- THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa
(Mặt đường đại lộ Lê Lợi, Cách Bưu Điện Tỉnh 1km về phía Đông hướng đi BigC)
Thử tìm hiểu nha!