Học kế toán ở thanh hóa
Trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách lẻ và khách không lấy hóa đơn thì xử lý như thế nào?
Mời bạn tham khảo bài viết nhé!
-
Quản lý sử dụng hoá đơn điện tử cho khách hàng lẻ
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập,
quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử:
“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại Khoản 6,
Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử
không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ
quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân
biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.”
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng
ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Nội dung hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử phải thể hiện đầy đủ nội dung.
Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu theo quy
định của cơ quan thuế là điều mà các tổ chức, đơn vị kinh doanh buộc phải tiến hành.
Trong đó, hóa đơn điện tử phải thể hiện đầy đủ nội dung và không phân biệt giá trị từng lần bán.
-
Mức xử phạt khi không lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng
Về mức xử phạt đối với hành vi không lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.00 đồng
trở lên, theo quy định hiện hành, mức phạt cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 4-8 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lập hóa đơn nhưng không giao
cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa
đơn được lập theo bảng kê. (Theo Khoản 3, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC)
– Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị
xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.” (Theo Khoản 4, Điều 1,
Thông tư 176/2016/TTBTC).
-
Lập và xuất hoá đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hoá đơn như thế nào?
Việc xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn được chia thành 2 trường hợp.
Cụ thể gồm hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng và hóa đơn có giá trị hàng hóa dưới 200.000 đồng.
Mức phạt nếu không xuất hóa đơn
Mức phạt nếu không xuất hóa đơn.
3.1. Nếu khách lẻ không lấy hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm b,
Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC:
“Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua
không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa
đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.”
Như vậy, trường hợp giá trị đơn hàng lớn hơn 200.000 đồng, dù khách hàng không lấy hóa
đơn thì việc xuất hóa đơn vẫn là bắt buộc.
Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung
Điều 16, Thông tư 32/2014/TT-BTC:
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần,
nếu khách hàng không có nhu cầu lấy hoá đơn hoặc khách hàng không cung cấp thông tin
về tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có), người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua
không lấy hóa đơn” hoặc ghi “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Lưu ý, với đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu khách hàng không yêu cầu lấy hóa đơn thì vào cuối
mỗi ngày, vẫn phải lập chung 1 hóa đơn tổng doanh thu của những người mua không lấy
hóa đơn phát sinh trong ngày hôm đó.
3.2. Đơn hàng có giá trị dưới 200.000 đồng và khách không lấy hóa đơn
Đối với trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần
thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Bảng kê phải có:
Tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán;
Tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra;
Ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.
Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ
phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”.
Không bắt buộc xuất hóa đơn dưới 200 nghìn đồng
Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi
số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê,
ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức
“Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”.
Như vậy, nếu đơn hàng có giá trị < 200.000, việc lập phải lập hóa đơn từng lần là không bắt buộc.
Tuy nhiên, người bán vẫn phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người mua
(khách lẻ). Thời điểm lập hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT sẽ vào cuối mỗi ngày.
Trên đây là hướng dẫn xử lý trường hợp bán hàng cho khách lẻ và khách không lấy hóa đơn,
kế toán ATC cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết!
Chúc các bạn áp dụng thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Lớp học kế toán tổng hợp tại Thanh Hóa
Lớp học kế toán tổng hợp ở Thanh Hóa