Địa chỉ học kế toán ở Thanh Hóa
Trung tâm đào tạo kế toán thực tế- tin học văn phòng ATC liên tục mở các khóa Học kế toán tại Thanh Hóa,
giúp các bạn học viên có nhu cầu học kế toán thực tế ở Thanh Hóa có thêm nhiều cơ hội học tập, trau dồi thêm nhiều kỹ năng hữu dụng, áp dụng sát thực tế công việc.
ATC được đánh giá là trung tâm kế toán tại Thanh Hóa có số lượng học viên đông đảo. và thường xuyên nhận cơn mưa lời khen của học viên sau mỗi khóa học.
ATC có các lớp học kế toán tổng hợp thực hành và khóa học kế toán thuế chuyên sâu phù hợp với nhiều nhóm học viên khác nhau từ chưa biết gì đến những người cần học nâng cao nghiệp vụ.
Học viên được cam kết đào tạo thành nghề mới kết thúc khóa học.
Địa chỉ học kế toán ở Thanh Hóa
Không chỉ chuyên đào tạo, ATC chúng tôi còn hướng đến giá trị chia sẻ kiến thức hữu ích.
Với mong muốn phổ cập tới đông đảo mọi người những kiến thức hay ho của kế toán.
Cùng theo dõi trang của ATC để thường xuyên cập nhật các kiến thức hay các bạn nhé!
Trong bài viết hôm nay, ATC xin chia sẻ cùng các bạn về chủ để:
Các loại báo cáo thuế phải nộp hàng Tháng và Quý
Địa chỉ học kế toán ở Thanh Hóa
Báo cáo thuế theo Qúy, Tháng gồm những gì? Các tờ khai thuế phải nộp hàng Qúy, Tháng cho cơ quan thuế? Kế toán ATC xin chia sẻ Các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý cho cơ quan thuế.
-
Các loại báo cáo thuế phải nộp hàng Quý/Tháng:
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT):
Việc đầu tiên: Các bạn phải xác định được DN mình kê khai thuế GTGT theo tháng hay Qúy – Kê khai thuế GTGT theo phương pháp Khấu trừ hay trực tiếp.
-> Việc này rất quan trọng nhé, vì phải xác định được thì tiếp đó mới chọn được Mẫu tờ khai thuế GTGT để nộp.
———————————————————————————-
a, Cách xác định kê khai thuế GTGT theo Qúy hay Tháng:
– Thuế GTGT thuộc loại khai theo Tháng (tức là tất cả các DN sẽ khai theo tháng).
– Những DN mới thành lập thì được lựa chọn kê khai thuế GTGT theo quý. (Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng sẽ dựa vào doanh thu để xác định).
– Những DN đang hoạt động nếu Doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ trở xuống thì được kê khai theo quý (Nếu lớn hơn 50 tỷ thì phải khai theo tháng.)
– Và thực hiện ổn định trọn năm dương lịch.
————————————————————
b, Cách xác định kê khai thuế GTGT theo pp khấu trừ hay trực tiếp:
– Những DN đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ trở lên và DN đăng ký tự nguyện: -> Thì kê khai theo phương pháp khấu trừ.
– Những DN có doanh thu dưới 1 tỷ -> Thì kê khai theo phương pháp trực tiếp (trừ trường hợp đăng ký tự nguyên kê khai theo pp khấu trừ)
Như vậy:
+) Nếu kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
– Tờ khai phải nộp: Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT.
Lưu ý: Những DN mới thành lập thì được lựa chọn kê khai thuế GTGT theo quý và kê khai theo phương pháp trực tiếp. (Nếu muốn kê khai theo pp khấu trừ thì nộp Mẫu tờ khai thuế 01/GTGT)
+) Nếu kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nếu trực tiếp trên giá trị gia tăng:
– Mẫu tờ khai phải nộp: Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 03/GTGT
Nếu trực tiếp trên doanh thu:
– Mẫu tờ khai phải nộp: Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT
Chú ý:
– Tờ khai theo Qúy hay Tháng thì khi kê khai trên phần mềm HTKK các bạn chọn kỳ kê khai (theo Tháng hay Qúy nhé).
– Trong tháng hoặc Qúy dù có phát sinh hay không phát sinh thì các bạn vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế nhé. (Nếu ko nộp sẽ bị phạt chậm nộp tờ khai đó nhé)
– Nếu Không phát sinh thì các bạn Tích vào – Chỉ tiêu [21]: “Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ”.
—————————————————————–
-
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN):
Việc đầu tiên: Cũng như phần thuế GTGT, là các bạn phải xác định được DN m kê khai thuế TNCN theo Qúy hay Tháng:
– Thuế TNCN thuộc loại khai theo tháng (Tức là tất cả DN sẽ khai theo tháng).
– Nếu DN kê khai thuế GTGT theo quý thì được lựa chọn kê khai thuế TNCN theo quý
Chú ý:
– Tờ khai theo Qúy hay Tháng thì khi kê khai trên phần mềm HTKK các bạn chọn kỳ kê khai (theo Tháng hay Qúy nhé).
– Nếu trong tháng hoặc Qúy không trả lương cho bất kỳ 1 nhân viên nào -> Thì không phải nộp Tờ khai tháng/quý đó.
+) Nếu có trả lương (thì dù có phải nộp thuế hay không phải nộp thuế TNCN) -> Thì phải nộp Tờ khai thuế TNCN tháng/quý đó.
Chi tiết: Cách kê khai thuế thu nhập cá nhân
– Nếu DN bạn có sử dụng Chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì hàng quý cũng phải làm báo cáo sử dụng Chứng từ khấu trừ thuế TNCN đó nhé.
——————————————————————
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
– Hàng quý các bạn căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh DN: -> Để tự tạm tính số tiền thuế TNDN phải nộp hàng quý. (Hàng tháng không tạm tính nhé).
-> Nếu trong quý có phát sinh số tiền thuế TNDN phải nộp thì chỉ cần đi nộp tiền thuế TNDN đó (Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo). (Không phải nộp tờ khai thuế TNDN quý).
Chú ý:
– Mặc dù là để DN tự tạm tính rồi nộp: -> Nhưng Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.
– Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm
thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
—————————————————————–
-
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý (BC THSDHD):
– Hầu như tất cả các DN đều phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Quý.
– Mẫu báo phải nộp: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý Mẫu BC26-AC
Chú ý:
– Tất cả các DN nộp BC THSDHĐ theo quý (kể cả DN mới thành lập)
-> Chỉ có những DN thuộc diện rủi ro cao về thuế thì phải làm theo Tháng.
– Nếu trong kỳ không sử dụng hóa đơn nào thì vẫn phải làm BC THSDHĐ nhé
– Nếu DN mới thành lập chưa thông báo phát hành hóa đơn thì không phải làm BC THSDHĐ.
———————————————————————–
Như vậy: Báo cáo thuế Quý hoặc Tháng gồm:
- Tờ khai thuế GTGT
- Tờ khai thuế TNCN (nếu có)
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
- Tạm tính tiền thuế TNDN (nếu có)
-> Trên đây là những Báo cáo thuế Qúy hoặc Tháng phải nộp gần như là bắt buộc cho tất cả các DN.
– Ngoài ra những DN phát sinh thêm thì phải nộp thêm các Báo cáo khác,
ví dụ như: Sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì phải nộp Báo cáo mẫu này …
Hoặc phát sinh thêm Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế XNK …
thì các bạn phải làm tờ khai để nộp nhé.
– Tiếp đó là Cơ quan BHXH, Liên đoàn lao động Quận (Huyện) …
—————————————————————————–
III. Thời hạn nộp các báo cáo thuế theo tháng, quý:
- Thời hạn nộp các loại Tờ khai thuế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 về Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cụ thể như sau:
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
- a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
- b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
- a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm;
- Trường hợp người nộp thuế khai thuế thông qua giao dịch điện tử trong ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế mà cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau khi cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế tiếp tục hoạt động.
—————————————————–
-
Thời hạn nộp Tiền thuế các loai:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 về Thời hạn nộp thuế cụ thể như sau:
“1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.”
Như vậy:
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cũng là Thời hạn nộp tiền thuế (nếu có).
– Nếu DN bạn kê khai theo Tháng: -> Hạn nộp Tờ khai thuế + Tiền thuế (nếu có) Chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.
Ví dụ: Công ty kế toán ATC kê khai thuế GTGT theo tháng: Thì hạn nộp Tờ khai thuế GTGT tháng 12/2021 là ngày 20/1/2022.
– Nếu DN bạn kê khai theo Quý: -> Hạn nộp Tờ khai thuế + Tiền thuế (nếu có) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo.
Ví dụ: DN bạn kê khai thuế GTGT theo Quý: Thì hạn nộp Tờ khai thuế GTGT quý 4/2021 là ngày 31/1/2022.
Chú ý: Riêng tiền thuế TNDN tạm tính quý thì hạn chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau:
Ví dụ: DN bạn phải nộp thuế TNDN quý 4/2021 (do có lãi) -> Thì hạn chậm nhất là ngày 30/1/2022.
Nếu bạn là một sinh viên kế toán mới ra trường thiếu kinh nghiệm làm kế toán thực tế,
Là kế toán viên muốn học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,
Là dân văn phòng, muốn nâng cao hiệu suất công việc;
Hay bạn là nhà quản lý muốn học thêm về kế toán để dễ dàng kiểm soát và quản lý nhân viên,
Thậm chí, bạn là người chưa biết gì về kế toán… và muốn học để có một nghề mới trong tay thì đừng bỏ qua các khóa học kế toán tại ATC nhé!
Liên hệ Chuyên viên Tư vấn:
TRUNG TÂM KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa
(Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Thử tìm hiểu nha!
Các bạn quan tâm đến khóa học kế toán của ATC vui lòng xem chi tiết khóa học:
Học kế toán cấp tốc ở Thanh Hóa
Học kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa
Trung tâm kế toán tại Thanh Hóa
Hoc ke toan cap toc o Thanh Hoa
Hoc ke toan cap toc tai Thanh Hoa
Trung tam ke toan tai Thanh Hoa
Địa chỉ trung tâm kế toán tại Thanh Hóa
Trung tâm Học kế toán thuế tại Thanh Hóa