Hoc ke toan cap toc tai thanh hoa
Tài khoản 222- vốn góp kinh doanh được hạch toán như thế nào trong từng trường hợp khác nhau?
Kế toán ATC xin thông tin đến bạn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
I, Kế toán hoạt động góp vốn liên doanh dưới hình thức thành lập
cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
-
Khi góp vốn liên doanh bằng tiền vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh
Có các TK 111, 112,. . .
-
Khi góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng vật tư,
hàng hoá thì các bên liên doanh phải thống nhất đánh giá giá trị vật tư, hàng hoá góp vốn.
2.1. Trường hợp giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ kế toán của vật tư, hàng hoá, ghi:
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Số chênh lệch giữa giá trị ghi sổ kế toán lớn hơn giá đánh giá lại)
Có các TK 152, 153, 155, 156, 611 (Giá trị ghi sổ kế toán).
2.2. Trường hợp giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ kế toán của vật tư, hàng hoá, ghi:
– Khi đem vật tư, hàng hoá góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại)
Có các TK 152, 153, 155, 156, 611 (Giá trị ghi sổ kế toán)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi
sổ kế toán tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh) (Chi tiết chênh lệch do đánh giá
lại vật tư, hàng hoá đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ kế toán tương
ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh).
– Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đã bán số vật tư, hàng hoá đó cho bên thứ ba độc lập, bên
góp vốn liên doanh kết chuyển số doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 711 – Thu nhập khác
-
Trường hợp góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng
tài sản cố định thì các bên liên doanh cùng phải thống nhất đánh giá lại TSCĐ góp vốn:
3.1. Trường hợp góp giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán của TSCĐ, ghi:
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Số chênh lệch giữa giá trị còn lại của TSCĐ lớn hơn giá đánh giá lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Có TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá).
3.2. Trường hợp góp giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, ghi:
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại
của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ
tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Có TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá).
– Hàng năm, căn cứ vào htời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định mà cơ sở kinh doanh
đồng kiểm soát sử dụng, kế toán phân bổ dần số doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Phần doanh thu chưa thực hiện được phân bổ cho 1 năm).
– Trường hợp hợp đồng liên doanh kết thúc hoạt động, hoặc bên góp vốn chuyển nhượng
phần vốn góp liên doanh cho đối tác khác, kết chuyển tàon bộ khoản chênh lệch do đánh giá
lại TSCĐ khi góp vốn còn lại chưa phân bổ sang thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn)
Có TK 711 – Thu nhập khác.
-
Khi doanh nghiệp Việt Nam được Nhà nước giao đất để góp vốn liên doanh với các
công ty nước ngoài bằng giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển,
thì sau khi có quyết định của Nhà nước giao đất và làm xong thủ tục giao cho liên doanh, ghi:
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (Chi tiết nguồn vốn Nhà nước).
-
Khi bên góp vốn liên doanh được chia lợi nhuận nhưng sử dụng số lợi nhuận
được chia để góp vốn, các chi phí khác, ghi:
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
-
Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh phát sinh trong
kỳ như lãi tiền vay để góp vốn, các chi phí khác, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 152,. . .
-
Phản ánh các khoản lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh phát sinh trong kỳ:
7.1. Khi nhận được thông báo về số lợi nhuận được chia của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
7.2. Khi nhận được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Số tiền nhận được)
Có TK 138 – Phải thu khác (1388).
-
thu hồi vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khi kết thúc hợp đồng liên
doanh hoặc cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chấm dứt hoạt động:
8.1. Khi thu hồi vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, căn cứ vào chứng từ giao nhận
của các bên tham gia liên doanh,ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 213,. . .
Có TK 222 – Vốn góp liên doanh.
8.2. Số vốn không thu hồi được do liên doanh làm ăn thu lỗ được coi là một khoản thiệt hại và phải tính
vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 222 – Vốn góp liên doanh.
8.3. Giá trị thu hồi vượt quá số vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được coi là thu nhập và
phải tính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 213,. . .
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
-
Kế toán chuyển nhượng vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
9.1. Đối với doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát,
căn cứ vào giá trị hợp lý của tài sản nhận về do bên nhận chuyển nhượng thanh toán, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 213,. . .
Có TK 635 – Chi phí tài chính (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận về thấp hơn số vốn đã góp)
Có TK 222 – Vốn góp liên doanh
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản nhận
về cao hơn số vốn đã góp).
9.2. Trường hợp bên Việt Nam được Nhà nước giao đất để tham gia liên doanh, khi chuyển nhượng góp
vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát cho bên nước ngoài và trả lại quyền sử dụng đất cho Nhà nước, ghi:
Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 222 – Vốn góp liên doanh.
Nếu bên đối tác thanh toán cho bên Việt Nam một khoản tiền như là một khoản đền bù cho việc chuyển
nhượng (Trong trường hợp này cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chuyển sang thuê đất), ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
9.3. Đối với doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn góp, nếu đang là đối tác tham giá góp vốn liên
doanh thì sau khi tăng thêm quyền sở hữu vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải tổng
hợp số vốn đã góp và căn cứ vào tỷ lệ quyền biểu quyết để xác định khoản đầu tư vào cơ sở này là
khoản đầu tư vào công ty con hay khoản đầu tư vào công ty liên kết, ghi:
Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết
Có các TK 111, 112 (Số tiền thanh toán cho bên góp vốn liên doanh trước đó để có quyền
sở hữu vốn góp)
Có TK 222 – Vốn góp liên doanh.
9.4. Đối với doanh nghiệp nhận chuyển nhượng, nếu mới tham gia vào liên doanh để trở thành
bên góp vốn liên doanh thì ghi nhận khoản vốn góp liên doanh trên cơ sở giá gốc, ghi:
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh
Có các TK 111, 112 (Số tiền đã thanh toán để có quyền đồng kiểm soát)
Có các TK liên quan khác.
9.5. Trường hợp bên Việt Nam chuyển nhượng phần vốn góp cho bên nước ngoài trong cơ
sở kinh doanh đồng kiểm soát và trả lại quyền sử dụng đất và chuyển sang hình thức thuê đất.
Cơ sở sinh doanh đồng kiểm soát phải ghi giảm quyền sử dụng đất và ghi giảm nguồn vốn
kinh doanh tương ứng với quyền sử dụng đất. Việc giữ nguyên hgoặc ghi tăng vốn phụ
thuộc vào việc đầu tư tiếp theo của chủ sở hữu. Tiền thuê đất do cơ sở này thanh toán
không tính vào vốn chủ sở hữu mà hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo các kỳ tương ứng.
-
Khi bên góp vốn liên doanh góp bổ sung vốn vào cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát bằng tài sản thì hạch toán tương tự như khi góp vốn lần đầu nêu trên.
-
Kế toán nghiệp vụ giao dịch giữa bên góp vốn liên doanh và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
11.1. Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
– Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, khi xuất kho
thành phẩm, hàng hóa để bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm; hoặc
Có TK 156 – Hàng hoá.
Đồng thời căn cứ vào giá thực tế bán sản phẩm, hàng hoá để phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . . (Tổng giá thanh toán của thành phẩm, hàng hoá bán cho cơ sở
kinh doanh đồng kiểm soát)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Thuế GTGT).
– Trường hợp bán TSCĐ cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi giảm
TSCĐ khi nhượng bán, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn TSCĐ)
Có các TK 211, 213 (Nguyên giá).
Trung tâm kế toán tại Thanh Hóa
Đồng thời ghi nhận thu nhập khác do bán TSCĐ theo giá bán thực tế cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311)
– Cuối kỳ, bên góp vốn liên doanh căn cứ vào các tài sản cố định, thành phẩm, hàng hoá
đã bán cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát có lãi nhưng trong kỳ cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát chưa bán tài sản cho bên thứ 3 độc lập, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh
hoãn lại và ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện phần lãi do bán TSCĐ, thành phẩm,
hàng hoá tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh:
+ Trường hợp bán thành phẩm, hàng hoá, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Phần lãi hoãn lại do bán thành phẩm,
hàng hoá tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện.
Trung tâm kế toán ở Thanh Hóa
+ Trường hợp bán TSCĐ, ghi:
Nợ TK 711 – Thu nhập khác (Phần lãi hoãn lại do bán TSCĐ tương ứng với phần lợi ích
của mình trong liên doanh)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện.
– Trong kỳ kế toán sau, khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán thành phẩm, hàng hoá cho bên thứ
ba độc lập bên tham gia góp vốn liên doanh ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Phần lãi hoãn lại tương ứng với phần lợi ích
của mình trong liên doanh)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
– Đối với TSCĐ, định kỳ, bên tham gia góp vốn liên doanh kết chuyển dần phần lãi hoãn
lại tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh vào thu nhập khác căn cứ và thời
gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 711 – Thu nhập khác.
– Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán tài sản mua từ bên góp vốn liên doanh cho bên
thứ ba độc lập, bên góp vốn liên doanh ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Phần lãi tương ứng với phần lợi ích của mình trong
liên doanh còn lại chưa kết chuyển vào thu nhập khác)
Có TK 711 – Thu nhập khác.
11.2. Trường hợp bên góp vốn liên doanh mua tài sản của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
Khi mua tài sản từ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, căn cứ hoá đơn chứng từ liên quan kế
toán ghi nhận tài sản, hàng hoá mua về như mua của các nhà cung cấp khác.
Trên đây là bài viết chia sẽ đến bạn đọc về cách hạch toán tài khoản 222 trong doanh nghiệp.
Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Trung tâm dạy kế toán thuế tại Thanh Hóa
Địa chỉ tạo kế toán ở Thanh Hóa
Dia chi ke toan tai Thanh Hoa
Nơi học kế toán tổng hợp ở Thanh Hóa