Hoc ke toan cap toc tai thanh hoa
Tài khoản 335 bao gồm những khoản chi phí nào và được hạch toán ra sao? Kế toán ATC xin thông tin đến bạn trong bài viết dưới đây nhé!
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH CHỦ YẾU
-
Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
-
Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất:
➤Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Nợ TK 335 – Số đã trích trước;
Có TK 334 – Tổng lương nghỉ phép thực tế phải trả.
➤ Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước:
Nợ TK 335 – Số đã trích trước;
Có TK 334 – Tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả;
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
Có TK 622 – CP NCTT (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
-
Khoản trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh khi chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, ghi:
Nợ các TK 241, 154, 642 (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
Nợ các TK 241, 623, 627, 641, 642 (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
-
Khi công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, nếu số trích trước cao hơn chi phí thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (số đã trích trước lớn hơn chi phí phát sinh);
Có các TK 241, 154, 642 (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
Có các TK 241, 623, 627, 641, 642 (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC).
-
Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
Nợ các TK 623, 627 (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
-
Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến các khoản chi phí trích trước, ghi:
➤ Nếu số phát sinh lớn hơn số trích trước:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
Nợ các TK 623, 627 (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Nợ TK 335 – Số đã trích trước;
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có);
Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, 334.
➤ Nếu số phát sinh nhỏ hơn số trích trước:
Nợ TK 335 – Số đã trích trước;
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có);
Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, 334;
Có các TK 623, 627 (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT).
-
Trường hợp lãi vay chi trả sau, cuối kỳ tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh);
Nợ TK 154, 241 (lãi vay tính vào CPSX kinh doanh dở dang) (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
Nợ TK 627, 241 (lãi vay được vốn hóa) (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
-
Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo mệnh giá, nếu trả lãi sau, từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hóa, ghi:
Nợ TK 154, 241 (lãi vay tính vào chi phí sản xuất kinh doanh kinh doanh dở dang) (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
Nợ TK 627, 241 (lãi vay được vốn hóa) (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lãi vay tính vào chi phí tài chính);
Có TK 335 – Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).
➤ Cuối thời hạn, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi cho người mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 – Tổng tiền lãi trái phiếu;
Nợ TK 34311 – Mệnh giá;
Có các TK 111, 112…
-
Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu, nếu trả lãi sau (khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 154, 241 (lãi vay tính vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT);
Nợ các TK 627, 241 (lãi vay được vốn hóa) (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lãi vay tính vào chi phí tài chính);
Có TK 335 – Chi phí phải trả (phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ);
Có TK 34312 – Chiết khấu trái phiếu (số PB trong kỳ).
➤ Cuối thời hạn, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi cho người mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 – Tổng tiền lãi trái phiếu;
Nợ TK 34311 – Mệnh giá;
Có các TK 111, 112….
Trên đây là bài viết chia sẽ đến bạn về cách hạch toán tài khoản 335, chúc các bạn thành công!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Dia chi day ke toan hang dau tai Thanh Hoa
Dia chi day ke toan hang dau o Thanh Hoa
Trung tâm đào tạo kế toán thực hành chất lượng tại Thanh Hóa
Lớp học kế toán thực tế tại Thanh Hóa