Dao tao ke toan tai thanh hoa
Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện kết quả lãi lỗ của một kỳ, bao gồm chi phí và doanh thu.
Cách lập như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục đích của việc báo cáo kết quả kinh doanh là gì?
Báo cáo kết quả kinh doanh là một văn bản báo cáo mà mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ
thực hiện lập ra sau mỗi kỳ hoạt động kinh doanh. Chúng có nội dung dùng để tổng hợp
phản ánh về doanh thu và chi phí của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động đó.
Tùy theo từng cách hoạt động riêng, có công ty thì báo cáo kết quả kinh doanh theo
tháng, cũng có công ty báo cáo theo quý, theo năm,…
Cụ thể, trên báo cáo kết quả kinh doanh này, người ta sẽ cung cấp các thông tin chi tiết
như sau: Báo cáo về doanh thu của công ty, lợi nhuận, các loại chi phí phát sinh của doanh
nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh,… Cuối cùng, căn cứ vào những thông tin,
vấn đề trong báo cáo này, người ta sẽ có thể đánh giá được tình hình hoạt động của
doanh nghiệp trong một thời điểm cụ thể.
Đương nhiên, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bước vào sản xuất kinh doanh cũng muốn
thu được một mức lợi nhuận cao nhất và mức chi phí bỏ ra là thấp nhất. Do đó, dựa trên
bảng báo cáo kết quả kinh doanh cơ sở này, các thành viên hội đồng quản trị, giám đốc,
CEO của công ty sẽ thấy được tình hình và đưa ra định hướng, phương án sản xuất,
kinh doanh cho những kỳ tiếp theo.
Báo cáo kết quả kinh doanh là cơ sở để đánh giá hoạt động của một công ty/ doanh nghiệp
Ai là người thực hiện lập báo cáo kết quả kinh doanh cho công ty?
Như đã đề cập, việc lập báo cáo kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp là việc làm
rất quan trọng đối với mỗi công ty, tổ chức hiện nay. Vì thế, người thực hiện lập báo cáo
này cũng phải là người quan trọng và có vị trí không nhỏ trong công ty. Đối tượng lập báo
cáo kết quả kinh doanh phải nắm được chính xác nhất về tình hình sản xuất, kinh doanh
trong nội bộ của công ty, doanh nghiệp. Thậm chí, các vấn đề lỗ, lãi, chi phí chi tiêu trong
lúc sản xuất, kinh doanh, người này cũng phải nắm rõ.
Tuy nhiên, trong một tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, mỗi bộ phận sẽ quản lý một
công việc riêng. Như vậy, tùy theo tính chất và nội dung công việc mà người lập báo cáo
kết quả kinh doanh cũng sẽ có sự đa dạng. Đó có thể là trưởng một bộ phận sản xuất,
kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh hoặc trưởng phòng tài chính, kế toán, trường bộ phận kho,…
Mỗi bộ phận báo cáo về tình hình hoạt động trong bộ phận của mình theo yêu cầu cho
người quản lý, đứng đầu công ty.
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ đến tay người quản lý, đứng đầu công ty giúp họ nắm được
tình hình thực tế của doanh nghiệp mình. Từ quy mô sản xuất hiện tại cho đến xác định
những định hướng, công việc và chiến lược trong tương lai. Có thể, có những doanh nghiệp
thông thường chọn kế toán, đơn vị dịch vụ kế toán là người tiến hành, chịu trách nhiệm lập
báo cáo kết quả kinh doanh.
Người lập báo cáo kết quả kinh doanh phải thật sự tỉ mỉ và nắm rõ tình
hình thực tế của doanh nghiệp
Nội dung trong mẫu báo cáo kết quả kinh doanh gồm những gì?
Mỗi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp đều phải thực
hiện đúng theo mẫu quy định của nhà nước chứ không tự ý trình bày. Quy định này được
ban hành tại thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
Những nội dung mà Dân Tài Chính giới thiệu dưới đây là mẫu thông tin mới nhất được pháp
luật quy định là một nội dung trong báo cáo tài chính. Mời bạn cùng tham khảo để biết được
cách lập báo cáo kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp chính xác và đầy đủ nhất nhé!
Các nội dung báo cáo bao gồm:
-
Các báo cáo chỉ tiêu về doanh số, doanh thu bán hàng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định.
- Báo cáo các chỉ tiêu về khoản giảm trừ doanh thu trong quá trình hoạt động.
- Những chỉ tiêu về doanh thu thuần trong việc bán hàng, cung cấp dịch vụ của công ty.
- Nội dung báo cáo về giá vốn từ hoạt động bán hàng cũng như lợi nhuận thu được, gộp được từ
việc bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
-
Các chỉ tiêu về doanh thu trong hoạt động tài chính hay những loại chi phí tài chính, chi phí về việc
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Những báo cáo về các khoản lợi nhuận ở việc hoạt động kinh doanh và các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp.
- Báo cáo những chỉ tiêu về tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, sau đó là chi phí thuế thu nhập hiện hành
của doanh nghiệp và cả chi phí thuế hoãn lại.
- Cuối cùng là báo cáo về các khoản lợi nhuận sau khi đóng thuế thu nhập của doanh nghiệp.
Các phần được liệt kê trong báo cáo phải đầy đủ và chuẩn xác
Hướng dẫn cách lập báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định mới năm 2021
Tại điều thứ 113 của thông tư số 200/2014 có hướng dẫn lập báo cáo kết quả kinh doanh như sau:
Cơ sở để lập báo cáo kết quả kinh doanh là dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty trong năm liền trước đó. Ngoài ra, cơ sở này còn nằm ở sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ.
Nội dung và kết cấu báo cáo sẽ bao gồm:
-
Nội dung báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp, nội dung này
phải tổng hợp đầy đủ. Báo cáo phản ánh đúng tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Những hoạt động có thể kể đến là: Hoạt động kinh doanh chính lẫn kết quả từ các
hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp.
- Nội dung bao gồm các cột cụ thể được chia như sau: Các chỉ tiêu báo cáo như đã nói trên,
các mã số nhận diện của chỉ tiêu tương ứng, các số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo
thể hiện, tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo cả một năm và các số liệu của năm trước đó để so sánh.
-
Kết cấu và phương thức lập báo cáo chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
- Chỉ tiêu về doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ: Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng,
cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ những hoạt động sản xuất kinh doanh và các doanh thu khác trong
năm cần báo cáo của doanh nghiệp.
- Các chỉ tiêu về khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Các khoản được ghi giảm trừ vào
tổng doanh thu trong năm, chẳng hạn như khoản chiết khấu thương mại, giảm giá, trả hàng,…
-
Các chỉ tiêu về doanh thu thuần là: Phản ánh doanh thu từ việc bán hàng, doanh thu từ việc cung
cấp dịch vụ, sản phẩm và những khoản doanh thu khác đã giảm trừ đi các khoản giảm trừ.
- Chỉ tiêu về giá vốn và lợi nhuận bán hàng: Chỉ tiêu này bạn có thể chia riêng thành 2 mục để
báo cáo. Trong đó, chỉ tiêu giá vốn phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, giá thành dùng để sản xuất
của các thành phẩm bán ra. Còn chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng phản ánh tổng các lợi nhuận từ
các hoạt động như doanh thu tài chính, chi phí tài chính, lãi vay, chi phí trong hoạt động bán hàng,
quản lý doanh nghiệp,…
Trên đây là cách lập báo cáo kết quả kinh doanh, chúc các bạn làm việc tốt nhé!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Noi day ke toan hang dau tai Thanh Hoa
Noi day ke toan hang dau o Thanh Hoa
Trung tâm học kế toán tốt nhất tại Thanh Hóa