Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
Khi mua chữ ký số, kế toán phải hạch toán như thế nào cho phù hợp,
chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Hạch toán chi phí phân bổ 1 lần
Đây là trường hợp doanh nghiệp chỉ chọn mua gói chữ ký số với thời gian
sử dụng ngắn. Khi đó, kế toán của doanh nghiệp sẽ tiến hành phân bổ
khoản chi này trong 1 lần. Trong bản hạch toán cần ghi thông tin là “Nợ TK 642”.
Trong đó, TK sẽ có: 11, 112, 113. Ngoài ra, khi hạch toán chi phí, kế toán cũng
có thể ghi là “Nợ TK 133” với TK là 111, 112 hay 331.
Như vậy, khoản chi cho việc mua chữ ký số ngắn hạn này sẽ được liệt vào
trong danh mục tài chính doanh nghiệp 1 lần. Trường hợp những lần sau doanh
nghiệp tiếp tục mua chữ ký số thì chi phí sẽ được tính theo cách khác.
Hạch toán chi phí mua chữ ký số nhiều lần
Với trường hợp doanh nghiệp mua chữ ký số để sử dụng dài hạn thì
kế toán khi hạch toán chi phí sẽ thực hiện ghi chép khoản chi này như sau:
- Nợ TK 142, 242 (TK là 111, 112 hay 331)
- Nợ TK 133 (TK là 111, 112, 331)
Song song với việc hạch toán chi phí nhiều lần thì kế toán cũng phải xem
xét khoản chi cho việc mua chữ ký số cần phải phân bố theo bao nhiêu
tháng hay bao nhiêu quý như:
- Nợ TK 642 sẽ có TK 142, 242 tức là giá trị phân bố theo 1 kỳ.
Đối với trường hợp này, kế toán của doanh nghiệp có thể tiến hành
hạch toán để khai báo chữ ký số doanh nghiệp dựa theo CCDC.
Nó sẽ giúp tính phí phân bổ tự động và việc tính toán sau này cũng sẽ
thuận tiện hơn rất nhiều.
Thực tế, việc mua chữ ký số hạch toán như thế nào không hề khó.
Kế toán chỉ cần xác định mục tiêu sử dụng chữ ký số của doanh nghiệp
là ngắn hạn hay dài hạn, sau đó lựa chọn cách tính phù hợp.
Lưu ý việc mua chữ ký số hạch toán như thế nào với thời gian hợp lý
Thực tế thì việc mua chữ ký số hạch toán như thế nào sẽ do doanh
nghiệp tự chủ động lựa chọn phương thức, công cụ hay chi phí phân
bố dụng cụ. Điều này chỉ cần đáp ứng theo quy định được Bộ Tài
Chính ban hành ở Điều 4, Thông tư 96 năm 2015 là được.
Theo đó, kế toán doanh nghiệp cần tiến hành hạch toán chi phí sử
dụng chữ ký số với thời gian phù hợp. Tuy nhiên, thời gian này không được phép quá 3 năm.
Thực tế thì doanh nghiệp cùng chi phí doanh nghiệp có nhu cầu chi
sẽ quyết định đến cách hạch toán chi phí khác nhau. Để đảm bảo mua
chữ ký số hạch toán như thế nào cho phù hợp thì đòi hỏi kế toán phải
có sự cân nhắc về thời gian cho hợp lý.
Chữ ký số doanh nghiệp dự kiến dùng trong bao lâu phải tương ứng
với lượng doanh thu nhận về. Đây là chuẩn mực giúp kế toán có thể
xác định được thời gian dùng để tiến hành hạch toán chi phí một cách hiệu quả nhất.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách hạch toán mua chữ ký số,
chúc các bạn ứng dụng thành công!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Lớp học kế toán tổng hợp tại Thanh Hóa
Lớp học kế toán tổng hợp ở Thanh Hóa
Noi hoc ke toan hang dau tai Thanh Hoa