Hoc ke toan tai Thanh Hoa
Khi mua công cụ dụng cụ về phục vụ sản xuất kinh doanh. Bạn sẽ hoạch toán và tính giá trị phân bổ cho từng kỳ kế toán.
Vậy cách lập bảng phân bổ chi phí trả trước như thế nào?
Trung tâm ATC sẽ trả lời cho câu hỏi đó bằng bài viết dưới đây:
I. Có một điều cần lưu ý khi lập bảng phân bổ chi phí trả trước là bạn sẽ nhập giá trị chưa có thuế của loại tài sản đó nhé.
Bởi vì VAT là phần tính cho người tiêu dùng, chúng ta sẽ dùng để khấu trừ chứ không đưa vào chi phí.
Phần mã CCDC, các bạn tự lập mã theo quy định của công ty hoặc dùng tên viết liền không dấu của dụng cụ cho dễ nhớ.
Sau đó các bạn nhớ điền tên tài sản/công cụ, ngày sử dụng, số lượng và nguyên giá của nó.
II. CÔNG THỨC TÍNH:
-
Về phần Giá trị còn lại ĐK đối với một tài sản, nếu tài sản có giá trị ở kỳ trước thì giá trị còn lại đầu kỳ này sẽ là giá trị còn lại cuối kỳ trước chuyển sang.
-
Về phần Thời gian phân bổ với CCDC thì có quy định là thời gian phân bổ không quá 36 tháng.
Căn cứ vào những số liệu mà chúng ta có ta cân đối để đưa thời gian phân bổ và thời gian khấu hao vào sổ sách cho hợp lý.
Hoc ke toan tai Thanh Hoa
3. Về Giá trị phân bổ theo ngày, bạn tính theo công thức là:
Giá trị phân bổ theo ngày = Nguyên giá/Thời gian phân bổ/30
Chúng mình tính theo công thức này vì quy ước một tháng là 30 ngày.
Hoặc bạn có thể tính theo thực tế số ngày sử dụng trong tháng nếu công ty bạn có yêu cầu.
Hoc ke toan tai Thanh Hoa
4. Về mục Phân bổ trong kỳ:
Mục số ngày phân bổ thì với tháng đầu tiên bạn sẽ nhập thời gian là từ lúc đưa vào sử dụng đến khi hết tháng,
Còn các tháng sau thì là sử dụng cả tháng. Mục giá trị phân bổ thì tính theo công thức:
Giá trị phân bổ trong kỳ = Giá trị phân bổ theo ngày x Số ngày phân bổ
5. Về mục Lũy kế: Đối với các tháng mà đã có giá trị phân bổ từ tháng tháng thì công thức tính là:
Lũy kế tháng này: Lũy kế tháng trước + Giá trị phân bổ trong kỳ
Ở trong ví dụ của chúng mình, cây nước nóng mới được đưa vào sử dụng lần đầu nên lũy kế sẽ bằng giá trị phân bổ trong kỳ luôn nhé.
Hoc ke toan tai Thanh Hoa
6. Về mục Giá trị còn lại cuối kỳ, chúng ta sẽ tính theo công thức sau:
Giá trị còn lại cuối kỳ = Giá trị còn lại ĐK – Giá trị phân bổ trong kỳ
7. Mục Bộ phận không bắt buộc, các bạn có thể nhập hoặc không.
8. Mục Tài khoản CP thì các bạn nhập là tài khoản 6423.
Như vậy chúng ta đã nhập xong thông tin của một dụng cụ vào bảng phân bố chi phí trả trước cho tháng đầu tiên sử dụng nó:
Sau khi đã tính xong giá trị phân bổ thì bạn hạch toán sang sổ nhật ký chung.
Đây là một trong những kiến thức về kế toán mà ai trong nghề kế toán cũng cần phải nắm được. Bạn muốn nâng cao nghiệp vụ để tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong công việc. Mời bạn tham khảo khóa học của chúng tôi tại:
Hoc ke toan tai Thanh Hoa
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Học kế toán cấp tốc ở Thanh Hóa
Học kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa