Hoc ke toan tong hop o Thanh Hoa
Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc 2023?
Khi tính thuế thu nhập cá nhân sẽ có khái niệm về người phụ thuộc. Vậy người phụ thuộc là những đối tượng nào?
Không phải đối tượng nào cũng có thể đăng ký là người phụ thuộc cho người nộp thuế mà phải đáp ứng được các được các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật.
Hãy cùng ATC tìm hiểu và làm rõ vấn đề này thông qua bài viết này nhé:
Đối tượng giảm trừ gia cảnh?
Giảm trừ gia cảnh hiện đang được ghi nhận trong Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành. Giảm trừ gia cảnh chỉ được tính cho cá nhân người lao động có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
Giảm trừ gia cảnh bao gồm:
– Giảm trừ gia cảnh cho bản thân.
Giảm trừ cho bản thân được hiểu là mặc nhiên người nộp thuế được hưởng khi đăng kê khai thuế thu nhập cá nhân.
– Giảm trừ gia cảnh cho các đối tượng là người phụ thuộc.
Giảm trừ cho người phụ thuộc chỉ được phát sinh khi người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế cho các đối tượng phụ thuộc bao gồm:
+ Con bao gồm con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ, con riêng của chồng, con ngoài giá thú;
+ Chồng hoặc vợ của người nộp thuế;
+ Cha, mẹ bao gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, cha dượng, mẹ kế;
+ Các cá nhân khác bao gồm anh, chị, em ruột, ông, bà nội ,ngoại, cô, dì, chú, bác ruột, cháu ruột (con của anh, chị, em ruột) và người trực tiếp phải nuôi dưỡng khác theo quy định.
Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc?
Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc bao gồm:
– Đối với người phụ thuộc là con: người nộp thuế đã đăng ký giảm trừ gia cảnh với cơ quan thuế và được cấp mã số thuế người phụ thuộc.
Với trường hợp con là người từ đủ 18 tuổi đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, hoặc nghề hoặc đang trong thời gian chuyển cấp từ trung học phổ thông lên cấp cao hơn là người phụ thuộc nếu không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không quá 1.000.000 đồng/tháng.
– Đối với người phụ thuộc là những đối tượng còn lại:
+ Người nộp thuế đã đăng ký giảm trừ gia cảnh với cơ quan thuế và được cấp mã số thuế người phụ thuộc.
+ Với người trong độ tuổi lao động thì phải là người bị khuyết tật hoặc không có khả năng lao động và không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng mức thu nhập không quá 1.000.000 đồng/tháng.
+ Với người ngoài độ tuổi lao động thì phải không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng bình quân không quá 1.000.000 đồng/tháng.
+ Với nhóm đối tượng khác nêu trên phải đáp ứng điều kiện là không có nơi nương tựa, người nộp thuế là người trực tiếp nuôi dưỡng và có giấy tờ để chứng minh cho việc đó.
Như vậy, để được giảm trừ gia cảnh trong việc nộp thuế thu nhập cá nhân thì người nộp thuế phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên và có đăng ký đối với trường hợp giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo quy định.
Mức giảm trừ gia cảnh
Như đã đề cập ở phần nội dung trước, giảm trừ gia cảnh bao gồm: giảm trừ gia cảnh cho bản thân, giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Mức giảm trừ với mỗi chủ thể là khác nhau.
– Trước ngày 01/07/2020: mức giám trừ gia cảnh được áp dụng theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, theo đó:
+ Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm
+ Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng
– Từ 01/07/2020 và áp dụng khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020: mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng theo Nghi quyết 954/2020/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo đó:
+ Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm)
+ Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng.
Hồ sơ giảm trừ gia cảnh 2023
Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế, đã nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc.
Do đó, ngoài việc đăng ký thuế thông thường, để được giảm trừ với đối tượng người phụ thuộc, người nộp thuế cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký người phụ thuộc như sau:
1/ Bản đăng ký người phụ thuộc theo mẫu của Bộ Tài chính;
2/ Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
Theo Điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:
– Đối với con:
+ Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).
+ Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh gồm: Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có); Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
+ Con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại tiết d.1.3, điểm d, khoản 1, Điều này, hồ sơ chứng minh gồm: Bản chụp Giấy khai sinh; Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.
+ Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
– Đối với vợ hoặc chồng, hồ sơ chứng minh gồm:
+ Bản chụp Chứng minh nhân dân.
+ Bản chụp sổ hộ khẩu (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng) hoặc Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
– Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:
+ Bản chụp Chứng minh nhân dân.
+ Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
– Đối với các cá nhân khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, hồ sơ chứng minh gồm:
+ Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh.
+ Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Mẫu đăng ký giảm trừ gia cảnh 2023
Mẫu đăng ký giảm trừ gia cảnh là tài liệu bắt buộc để giảm trừ gia cảnh. Kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2021, Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành thay thế cho Thông tư số 95/2016/TT-BTC, theo đó mẫu đăng ký giảm trừ gia cảnh cũng có sự thay đổi.
Liên hệ Chuyên viên Tư vấn:
TRUNG TÂM KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa
(Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Hoc ke toan o Thanh Hoa
Học kế toán ở Thanh Hóa
Lớp kế toán ở Thanh Hóa