Dao tao ke toan tai thanh hoa
Dưới đây là bài viết hướng dẫn cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, mời các bạn theo dõi bài viết nhé!
-
Hạch toán tài sản cố định hữu hình theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Căn cứ theo khoản 3 điều 35 thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình như sau:
1.1 Kế toán tăng tài sản cố định hữu hình
a) Trường hợp nhận vốn góp của chủ sở hữu hoặc nhận vốn cấp bằng tài sản cố định hữu hình, ghi:
Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (theo giá thỏa thuận)
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
b) Trường hợp Tài sản cố định được mua sắm:
– Trường hợp mua sắm Tài sản cố định hữu hình, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, căn cứ các chứng từ có liên quan đến việc mua Tài sản cố định, kế toán xác định nguyên giá của Tài sản cố định, lập hồ sơ kế toán, lập Biên bản giao nhận Tài sản cố định, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112,…
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
– Trường hợp mua sắm Tài sản cố định hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:
Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (chi tiết Tài sản cố định được mua, chi tiết thiết bị phụ tùng, thay thế đủ tiêu chuẩn của Tài sản cố định)
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1534) (thiết bị, phụ tùng thay thế)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112,…
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).
– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì nguyên giá Tài sản cố định bao gồm cả thuế GTGT.
– Nếu Tài sản cố định được mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp dùng vào sản xuất kinh doanh, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và giảm nguồn vốn xây dựng cơ bản, khi quyết toán được duyệt, ghi:
Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
c) Trường hợp mua tài sản cố định hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:
– Khi mua tài sản cố định hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh, ghi:
Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước [(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT (nếu có)]
Có các TK 111, 112, 331.
– Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).
– Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 242 – Chi phí trả trước.
2 Kế toán giảm tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm, do:
– Nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê.
– Đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho doanh nghiệp khác.
– Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận…
2.1 Trường hợp nhượng bán tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh, dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án
a) Trường hợp nhượng bán tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,…
Có TK 711 – Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
Nếu không tách ngay được thuế GTGT thì thu nhập khác bao gồm cả thuế GTGT. Định kỳ kế toán ghi giảm thu nhập khác đối với số thuế GTGT phải nộp.
– Căn cứ Biên bản giao nhận tài sản cố định để ghi giảm tài sản cố định đã nhượng bán:
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (2141) (giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá).
– Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán tài sản cố định được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.
b) Trường hợp nhượng bán tài sản cố định hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:
– Căn cứ Biên bản giao nhận tài sản cố định để ghi giảm tài sản cố định đã nhượng bán:
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (giá trị đã hao mòn)
Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá).
– Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán tài sản cố định hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
c) Trường hợp nhượng bán tài sản cố định hữu hình dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:
– Căn cứ Biên bản giao nhận tài sản cố định để ghi giảm tài sản cố định nhượng bán, ghi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (giá trị đã hao mòn)
Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá).
– Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán tài sản cố định, ghi:
Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có).
– Phản ánh số chi về nhượng bán tài sản cố định, ghi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
Có các TK 111, 112,…
2.2 Trường hợp thanh lý tài sản cố định
Trường hợp 1: Hạch toán thanh lý tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Khi hạch toán thanh lý tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi theo nguyên tắc:
– Giảm hết tài khoản nguyên giá, hao mòn lũy kế của tài sản đó.
– Thu nhập từ hoạt động thanh lý tài sản cố định được hạch toán vào tài khoản 711 – thu nhập khác.
– Các chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý tài sản cố định hạch toán vào tài khoản 811 – chi phí khác.
*Trường hợp thanh lý tài sản cố định đã khấu hao hết, kế toán hạch toán giảm hết nguyên giá (TK 211) và hao mòn lũy kế (TK 214) của tài sản đó.
*Trường hợp thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết, giá trị còn lại của tài sản được hạch toán vào tài khoản 811.
– Đồng thời theo quy định tại điều 38 thông tư 200/2014/TT-BTC, Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó.
– Số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định.
– Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác. Riêng doanh nghiệp Nhà nước được xử lý theo chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước.
Các bút toán hạch toán cụ thể khi doanh nghiệp tiến hành thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh:
- Căn cứ vào chứng từ cụ thể, kế toán phản ánh các khoản thu nhập:
- Nợ TK 111, 112, 131,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ
Có TK 711: Trị giá thanh lý TSCĐ chưa có thuế GTGT
Có TK 33311: Tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp.
- Đồng thời kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình:
Nợ TK 214: Trị giá hao mòn TSCĐ hữu hình
Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình thanh lý
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình thanh lý.
-
Khi phát sinh các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ TK 811: Trị giá chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý TSCĐ
Có các TK 111, 112,….: Tổng trị giá thanh toán chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý TSCĐ.
Lưu ý: Các chi phí sửa chữa nhằm mục đích nhượng bán, thanh lý TSCĐ dễ dàng hơn, phát sinh sau khi có quyết định thanh lý TSCĐ sẽ coi là chi phí phí phát sinh cho hoạt động thanh lý và ghi nhận vào TK 811. Cần tránh nhầm lẫn với trường hợp chi phí sửa chữa TSCĐ còn hoạt động. Xem lại cách hạch toán sửa chữa TSCĐ.
Trường hợp 2: Hạch toán thanh lý tài sản cố định dùng trong hoạt động sự nghiệp, dự án
Với các TSCĐ được hình thành từ kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án được cấp từ ngân sách nhà nước hoặc nhận viện trợ, tài trợ, đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 466 để phản ánh các khoản thu, chi liên quan khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ đó.
- Khi doanh nghiệp tiến hành thanh lý TSCĐ dùng trong nội bộ, dự án. Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán ghi giảm tài sản cố định đã thanh lý:
Nợ TK 466 (theo 200): Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý
Nợ TK 214: Trị giá đã hao mòn của TSCĐ thanh lý
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ thanh lý.
-
Kế toán phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ
Có TK 466 (theo TT200): Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 3331 : Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).
- Kế toán phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 466 (theo 200): Tổng trị giá đã chi khi thanh lý TSCĐ
Có TK 111, 112 …: Tổng trị giá đã chi thanh lý TSCĐ.
Trường hợp 3: Hạch toán thanh lý tài sản cố định dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi
Các khoản thu, chi khi thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi của người lao động sẽ được hạch toán vào tài khoản 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Khi doanh nghiệp tiến hành thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi. Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán ghi giảm tài sản cố định nhượng bán, ghi:
Nợ TK 3533: Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý
Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn của TSCĐ thanh lý
Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ thanh lý.
-
Kế toán phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 111, 112,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ
Có TK 3532: Quỹ phúc lợi
Có TK 3331: Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).
- Kế toán phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 3532: Tổng trị giá đã chi khi thanh lý TSCĐ.
Có các TK 111, 112,…: Tổng trị giá đã chi khi thanh lý TSCĐ.
Trên đây là bài viết hướng dẫn hạch toán tài khoản 211, chúc các bạn làm việc tốt nhé!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Dia chi day kế toan uy tin tai Thanh Hoa
Dia chi day ke toan uy tin o Thanh Hoa
Trung tâm dạy kế toán thực hành tốt nhất tại Thanh Hóa