Học kế toán ở thanh hóa
Hệ số K là gì? Hệ số K bằng mấy thì an toàn? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
-
Hệ số K là gì?
Hệ số K (hay Tham số K) là hệ số cảnh báo hoá đơn mà cơ quan thuế sử dụng để kiểm soát hóa đơn điện tử,
ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống; nếu số liệu hoá đơn của doanh nghiệp vượt quá hệ số K, doanh nghiệp
sẽ bị xếp vào nhóm có rủi ro cao về hoá đơn.
-
Công thức tính K:
K = Tổng giá trị hàng hoá bán ra trên hoá đơn / (Tổng giá trị hàng tồn kho + Tổng giá trị hàng mua vào trên hoá đơn)
- Hệ số K bao nhiêu là rủi ro?
K < 1 được xem là mức an toàn vì lượng hàng hoá bán ra nhỏ hơn giá trị hàng hoá tồn kho và mua vào
K > 1 được xem là có rủi ro sai phạm về xuất hoá đơn khống, bởi cơ quan thuế sẽ đặt nghi vấn tại sao
giá trị hàng hoá bán ra lại nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho và hàng mua vào.
Vì vậy, Hệ số K càng cao thì mức độ rủi ro càng cao và doanh nghiệp thường phải giải trình
-
Doanh nghiệp gặp vấn đề gì nếu vượt ngưỡng hệ số K?
Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn, chứng từ vượt ngưỡng hệ số cảnh báo K thì sẽ bị áp dụng các
biện pháp kiểm soát sau:
+ Doanh nghiệp sẽ bị cảnh báo và đưa vào danh sách cần quản lý đặc biệt
+ Cơ quan Thuế sẽ dựa vào danh sách các doanh nghiệp bị cảnh báo này để tiếp tục xem xét và xác
định các trường hợp phải ngừng sử dụng hoá đơn. Doanh nghiệp vi phạm sẽ nhận được thông báo này
thông qua phần mềm hoá đơn điện tử.
-
Kế hoạch triển khai áp dụng kiểm soát theo hệ số K
– Hiện nay, “Danh sách NNT thuộc diện giám sát xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn” đã có thể được kết
xuất trên chức năng liên quan tại Ứng dụng hóa đơn điện tử theo dữ liệu kiểm soát được tổng hợp đến hết
ngày 14/6/2023. Trên cơ sở danh sách kết xuất được, cơ quan thuế phân công công chức thực hiện kiểm tra Người nộp thuế.
– Nếu doanh nghiệp thuộc diện đánh giá có rủi ro theo hệ số K sẽ được cán bộ thuế yêu cầu giải trình, xác minh…
Doanh nghiệp hãy chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu như:
+ Chứng từ mua sắm tài sản cố định;
+ Chứng từ nhập/xuất kho; biên bản kiểm kê
+ Bảng kê mua vào bán ra theo tháng/quý DN kê khai;
+ Sao kê tài khoản ngân hàng;
+ Sổ chi tiết công nợ phải thu phải trả;
+ …
Mỗi giao dịch cần có đầy đủ bộ chứng từ đi kèm: hoá đơn; hợp đồng; biên bản nghiệm thu; phiếu giao nhận…
Trên đây là bài viết thông tin đến bạn đọc về hệ số K, nếu các bạn thấy bài viết hữu ích, mời bạn chia sẽ bài viết
cho nhiều người cùng đọc nhé!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Lớp đào tạo kế toán hàng đầu tại Thanh Hóa
Lớp đào tạo kế toán hàng đầu ở Thanh Hóa