ATC CAM KẾT ĐÀO TẠO THÀNH THẠO

Hướng Dẫn Hạch Toán Truy Thu Thuế Theo Thông Tư 200

Đào tạo kế toán ở Thanh Hóa

Khi truy thu thuế, kế toán sẽ hạch toán như thế nào? Bài viết dưới đây xin thông tin đến bạn nhé!

Đào tạo kế toán ở Thanh Hóa Khi truy thu thuế, kế toán sẽ hạch toán như thế nào? Bài viết dưới đây xin thông tin đến bạn nhé!
Đào tạo kế toán ở Thanh Hóa
  1. Hạch Toán Truy Thu Thuế Là Gì?

Truy thu thuế là quyết định hành chính của cơ quan thuế nhằm yêu cầu các đối tượng nộp thuế cần phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Doanh nghiệp bị truy thu thuế sẽ được đề cập đến các khoản nợ thuế từ năm trước đó mà doanh nghiệp chưa nộp. Người nộp thuế có thể cố ý hoặc vô ý dẫn đến chưa nộp đủ thuế, các lý do này bao gồm các hành vi như: bỏ qua việc khai thuế trong năm tính thuế nhất định; không báo cáo tất cả thu nhập kiếm được trong năm tính thuế; việc kê khai thu nhập và không thực hiện nghĩa vụ thuế,…

Hạch toán truy thu thuế là định khoản số tiền mà doanh nghiệp bị truy thu vào khoản chi phí và không được tính là chi phí được trừ khi doanh nghiệp quyết toán thuế TNDN.

  1. Văn Bản Quy Định Về Cách Hạch Toán Truy Thu Thuế

Theo Điểm 2.36 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định như sau:

“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: Vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.”

Tuy nhiên, hầu hết những quyết định truy thu thuế đều là những sai sót trọng yếu của doanh nghiệp và liên quan tới số liệu của kỳ trước. Kế toán doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 29 như sau:

“23. Doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố những sai sót trọng yếu liên quan đến các kỳ kế toán trước vào báo cáo tài chính phát hành ngay sau thời điểm phát hiện ra sai sót bằng cách:

  1. Điều chỉnh lại số liệu so sánh nếu sai sót thuộc kỳ lấy số liệu so sánh; hoặc
  2. Điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của kỳ lấy số liệu so sánh, nếu sai sót thuộc kỳ trước kỳ lấy số liệu so sánh.”

Theo chuẩn mực kế toán, những khoản truy thu thuế phải được điều chỉnh vào số dư đầu kỳ của tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp, các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của năm hiện tại (năm thực hiện việc kiểm tra thuế).

⇒ Do đó, số dư đầu kỳ của năm hiện tại sẽ là số đúng sau khi đã điều chỉnh những số liệu bị truy thu hay phạt thuế của những năm trước.

Đào tạo kế toán ở Thanh Hóa Khi truy thu thuế, kế toán sẽ hạch toán như thế nào? Bài viết dưới đây xin thông tin đến bạn nhé!
Đào tạo kế toán ở Thanh Hóa
  1. Hạch Toán Truy Thu Thuế Theo Thông Tư 200

3.1. Khi doanh nghiệp phải nộp tiền thuế

Khi doanh nghiệp phải nộp tiền thuế, kế toán hạch toán truy thu thuế theo bút toán sau:

– Doanh nghiệp khi nhận được thông báo truy thu thuế thì:

Nợ TK 811: Chi phí khác

Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp

– Nộp tiền phạt:

Nợ TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp

Có TK 111, 112

– Cuối kỳ kế toán kết chuyển:

Nợ TK 911

Có TK 811

Về bản chất, hạch toán vào TK 811 hay TK 4211 đều làm giảm lợi nhuận kế toán tiếp theo của doanh nghiệp. Nếu hạch toán vào TK 4211 là giảm lãi của năm trước. Hạch toán vào TK 811 là giảm lãi của năm nay. Sẽ được nêu cụ thể trong các trường hợp sau dưới đây.

3.2  Hạch toán truy thu thuế vào TK 4211

Hạch toán khoản thuế phải truy thêm như sau:

– Thuế GTGT doanh nghiệp bị truy thu thêm:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

– Thuế TNDN doanh nghiệp bị truy thu thêm:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp

Thuế thu nhập cá nhân truy thu thêm như sau:

– Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động trong kỳ này

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 3335 – Thuế TNCN doanh nghiệp phải nộp

– Trường hợp do công ty, doanh nghiệp phải trả

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

Có TK 3335 – Thuế TNCN doanh nghiệp phải nộp

– Khi nộp tiền thuế truy thu thêm, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 3331, 3334, 3335 – Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN phải nộp

Có TK 111, 112

– Điều chỉnh số trích khấu hao tài sản cố định doanh nghiệp:

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định

Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

Chú ý: Các trường hợp ở trên thì kế toán của công ty, doanh nghiệp không phải lập lại sổ sách kế toán.

3.3. Hạch toán vào TK 811

Hạch toán truy thu thuế thêm như sau:

Tại thời điểm nhận được quyết định xử lý truy thu thuế GTGT, thuế TNDN, kế toán doanh nghiệp hạch toán

– Hạch toán truy thu thuế TNDN:

Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN

Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp

– Hạch toán truy thu thuế GTGT:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

– Khi nộp tiền thuế:

Nợ TK 3331, 3334 – Thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp

Có TK 111, 112

Đào tạo kế toán ở Thanh Hóa Khi truy thu thuế, kế toán sẽ hạch toán như thế nào? Bài viết dưới đây xin thông tin đến bạn nhé!
Đào tạo kế toán ở Thanh Hóa

Hạch toán tiền phạt, tiền chậm nộp thuế như sau:

– Khi nhận quyết định xử lý truy thu thuế:

Nợ TK 811: Chi phí khác

Có TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp

– Khi nộp tiền phạt:

Nợ TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp

Có TK 111, 112

– Kết chuyển:

Nợ TK 911

Có TK 811

Trên đây là cách hạch toán truy thu thuế, chúc các bạn làm việc tốt nhé!

Đào tạo kế toán ở Thanh Hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa ( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Đào tạo kế toán ở Thanh Hóa

Trung tâm học kế toán tại Thanh Hóa

Trung tam hoc ke toan o Thanh Hoa

Nơi học kế toán tổng hợp tại Thanh Hóa

 

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo