Học kế toán tại thanh hóa
Thế nào là sửa chữa tài sản cố định? Các vấn đề cần lưu ý là gì? Bìa viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn nhé!
-
KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
1.1. Nếu căn cứ vào quy mô sửa chữa TSCĐ thì công việc sửa chữa chia thành 2 loại:
+ Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng: Đây là hoạt động sửa chữa nhỏ, bảo trì, bảo dưỡng
theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho tài sản cố định có thể hoạt động tốt, bình thường.
Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên và thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa
chữa thường phát sinh không lớn do vậy không phải lập dự toán.
+ Sửa chữa lớn: Mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng
hoặc theo yêu cầu đảm bảo kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất và hiệu suất hoạt động của
tài sản. Thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường dài và mức chi phí phát sinh nhiều. Do vậy
doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch dự toán cho từng công trình sửa chữa lớn.
1.2. Nếu Căn cứ vào phương thức tiến hành sửa chữa TSCĐ thì doanh nghiệp có thể
tiến hành sửa chữa TSCĐ theo 2 phương thức:
+ Phương thức thuê ngoài: Doanh nghiệp sẽ tổ chức cho các đơn vị bên ngoài đấu thầu
hoặc giao thầu sửa chữa và ký hợp đồng sửa chữa với đơn vị trúng thầu hoặc nhận thầu.
Hợp đồng phải quy định rõ về giá giao thầu sửa chữa tài sản cố định, thời gian giao nhận,
nội dung công việc sửa chữa… Hợp đồng giao thầu sửa chữa TSCĐ sẽ là cơ sở để doanh
nghiệp quản lý, kiểm tra, điều hành công tác sửa chữa TSCĐ.
+ Phương thức tự làm: Doanh nghiệp phải chi trả ra các khoản chi phí sửa chữa cho TSCĐ
như: chi phí vật liệu, phụ tùng hay nhân công… Công việc sửa chữa TSCĐ có thể được thực
hiện bởi bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ hay bộ phận sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp thực hiện.
2. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI KẾ TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ.
Căn cứ vào thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao
TSCĐ ban hành ngày 25/4/2013, có hiệu lực từ ngày 10/6/2013 khi hạch toán kế toán liên
quan đến hoạt động sửa chữa TSCĐ, kế toán cần lưu ý các vấn đề sau:
Theo Điều 7 Thông tư Số 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định:
“1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng
nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
- Cácchi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giáTSCĐ mà được
hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.
Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được
trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa
chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào
chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã
trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.”
-
Các chi phíliên quan đến TSCĐ vô hìnhphát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một
cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được
phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi
nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh”.
Trên đây là khái niệm cách phân loại và các lưu ý khi sửa chữa TSCĐ, chúc các bạn ứng dụng tốt nhé!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Trung tâm học kế toán thuế tại Thanh Hóa
Dia chi ke toan thuc te o Thanh Hoa
Lop day ke toan thuc hanh chat luong o Thanh Hoa