Dao tao ke toan tai thanh hoa
Lợi nhuận được phân bổ theo phương pháp gì? Đối tượng và nguyên tắc áp dụng như thế nào? Kế toán ATC xin thông tin đến bạn:
-
Phương pháp phân bổ lợi nhuận là gì?
Phương pháp phân bổ lợi nhuận là phương pháp dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết thực hiện để xác định lợi nhuận thích hợp cho từng doanh nghiệp liên kết đó theo cách các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương.
Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết có tiếng Anh là “Profit Split Method” và được viết tắt là PSM.
Theo nghị định 132/2020/NĐ-CP thì phương pháp phân bổ lợi nhuận hay còn gọi là tỷ suất phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết là phương pháp 3 của nghị định và ký hiệu là PP3.
-
Phương pháp xác định
Lợi nhuận được điều chỉnh của người nộp thuế được phân bổ trên tổng lợi nhuận thu được, bao gồm lợi nhuận thực tế và lợi nhuận tiềm năng của các bên tham gia chuỗi giao dịch.
Lợi nhuận được điều chỉnh của người nộp thuế là tổng lợi nhuận cơ bản và lợi nhuận phụ trội. Lợi nhuận cơ bản xác định theo phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận quy định tại Điều 14 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
Lợi nhuận phụ trội xác định theo tỷ lệ phân bổ dựa trên một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản hoặc nhân lực của các bên liên kết tham gia giao dịch và phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập.
Trường hợp không đủ thông tin, dữ liệu để phân bổ lợi nhuận được điều chỉnh theo quy định trên, việc phân bổ có thể dựa trên một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản hoặc nhân lực của các bên liên kết tham gia giao dịch và phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập.
-
Điều kiện để áp dụng phương pháp
Để áp dụng phương pháp so sánh PP3 cần đảm bảo một số điều kiện sau
Người nộp thuế tham gia thực hiện giao dịch liên kết, đặc thù, được tích hợp, khép kín trong tập đoàn, các hoạt động phát triển sản phẩm mới, sử dụng công nghệ độc quyền, tham gia vào chuỗi giá trị giao dịch độc quyền của tập đoàn hoặc quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình độc quyền, không có căn cứ để xác định giá giữa các bên liên kết hoặc các giao dịch có liên quan chặt chẽ, thực hiện đồng thời, các giao dịch tài chính phức tạp liên quan đến nhiều thị trường tài chính trên thế giới;
Người nộp thuế tham gia các giao dịch kinh tế số, không có căn cứ để xác định giá giữa các bên liên kết hoặc tham gia việc tạo giá trị tăng thêm thu được từ hợp lực trong tập đoàn;
Người nộp thuế thực hiện chức năng tự chủ đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh và không phải đối tượng áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 14 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
-
Nguyên tắc áp dụng phương pháp
Nguyên tắc áp dụng phương phán phân bổ lợi nhuận
Phương pháp được áp dụng dựa trên nguyên tắc:
Tổng lợi nhuận thực tế và lợi nhuận tiềm năng thu được xác định bằng các số liệu tài chính trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ;
Giá trị và lợi nhuận của giao dịch phải được xác định theo cùng phương pháp kế toán trong toàn bộ thời gian áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận.
-
Điều chỉnh tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế
5.1 Trường hợp tìm kiếm được các đối tượng so sánh độc lập có mức độ so sánh tin cậy tương đương nhau, không có khác biệt hoặc có khác biệt nhưng có đủ thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ tất cả các khác biệt trọng yếu
– Nếu tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế thuộc khoảng giá trị giao dịch độc lập của các đối tượng so sánh độc lập tương đồng thì người nộp thuế không phải thực hiện điều chỉnh tỷ lệ phân bổ lợi nhuận để xác định giá giao dịch liên kết;
– Nếu tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế không thuộc khoảng giá trị giao dịch độc lập của các đối tượng so sánh độc lập tương đồng thì người nộp thuế phải xác định giá trị thuộc khoảng giao dịch độc lập phản ánh mức độ tương đồng cao nhất với giao dịch liên kết để điều chỉnh tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của giao dịch liên kết nhưng không làm giảm thu nhập chịu thuế, không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế.
5.2 Trường hợp chỉ có thông tin dữ liệu làm cơ sở để loại trừ hầu hết các khác biệt
trọng yếu của đối tượng so sánh độc lập
– Nếu tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế là giá trị thuộc khoảng giá trị giao dịch
độc lập chuẩn của các đối tượng so sánh độc lập tương đồng, người nộp thuế không
phải điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận để xác định giá giao dịch liên kết;
– Trường hợp tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế không thuộc khoảng giá trị
giao dịch độc lập chuẩn của các đối tượng so sánh độc lập tương đồng, người nộp
thuế phải xác định giá trị thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn phản ánh mức độ tương
đồng cao nhất với giao dịch liên kết để điều chỉnh tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của giao
dịch liên kết và xác định thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp nhưng không làm giảm
thu nhập chịu thuế, không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước;
– Trường hợp cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh hoặc ấn định tỷ lệ phân bổ lợi nhuận
của người nộp thuế, giá trị điều chỉnh hoặc ấn định là giá trị trung vị của khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn;
– Căn cứ phương pháp xác định tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế để xác
định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của người nộp thuế không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước.
Trên đây là phương pháp phân bổ lợi nhuận, chúc các bạn thành công!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Dia chi ke toan thuc hanh chat luong tai Thanh Hoa
Noi day ke toan thue o Thanh Hoa
Lop ke toan cap toc tai Thanh Hoa
Lớp đào tạo kế toán tổng hợp ở Thanh Hóa