Hoc ke toan thuc te o thanh hoa
Quy định về lao động thử việc như thế nào? Về mức lương và thời gian thử việc ? Bài viết hôm nay
kế toán ATC xin chia sẽ thông tin về vấn đề này nhé!
-
Thời gian thử việc:
Theo điều 25, Bộ luật lao động luật số45/2019/QH14thì:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc
nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật
Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
Theo khoản 24 điều 4 của Luật Doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 thì: Người quản lý doanh nghiệp
là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân,
thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty,
Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ
chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn,
kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn,
kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
-
Hợp Đồng Thử việc:
– Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp
đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
– Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các
điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật lao động như sau:
- a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động
bên phía người sử dụng lao động;
- b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân
dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- c) Công việc và địa điểm làm việc;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và
các khoản bổ sung khác;
- g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
– Lưu ý: Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
-
Số lần ký hợp đồng thử việc:
Căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần
Theo điều 25, Bộ luật lao động
-
Tiền lương trong thời gian thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận
nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Chú ý:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động
– Khi trả lương thử việc nếu người thử việc thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì doanh nghiệp chi trả sẽ phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
-
Kết thúc thời gian thử việc
– Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao
kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động
đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết
mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
-
Xử phạt Vi phạm quy định về thử việc
Theo điều 9 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao
động (ban hành ngày 01/03/2020, có hiệu lực từ ngày 15/04/2020, thay thế nghị định 95/2013 và nghị
định 88/2015) thì vi phạm về quy định thử việc sẽ bị xử phạt theo các hành vi như sau:
6.1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các
hành vi sau đây:
- a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;
- b) Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.
6.2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
- b) Thử việc quá thời gian quy định;
- c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
- d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động
không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
6.3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
- a) Buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định
tại điểm a mục 8.1, điểm a, b, c, d mục 8.2 nêu trên.
- b) Buộc giao kết hợp đồng lao động với người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d mục 8.2 nêu trên.
Trên đây là bài viết thông tin đến bạn đọc về thời gian và quy định thử việc, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Chúc các bạn thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Học kế toán thực tế ở thanh hóa
Học kế toán thực tế tại thanh hóa