Hoc ke toan cap toc tai thanh hoa
Trường hợp bạn xuất hóa đơn nhầm từ 8% nhầm sang 10%, bạn sẽ phải sử lý như thế nào?
Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Hoá đơn VAT 8% nhưng xuất hóa đơn nhầm VAT 10% thì phải làm gì?
Trường hợp NNT đã xuất nhầm hoá đơn ghi thuế suất 10% cho hàng hoá, dịch vụ thuộc
diện được áp dụng thuế suất 8% từ 1/2/2022 thì NNT lập hoá đơn điều chỉnh hoặc thay
thế cho hoá đơn đã lập. Hoá đơn mới ghi thuế suất đúng là 8%
Trường hợp đã lập hoá đơn ghi thuế suất 8% nhưng không tách riêng mà ghi chung
trên một hoá đơn hàng hoá, dịch vụ có thuế suất khác nhau thì NNT cũng phải lập hoá
đơn điều chỉnh hoặc thay thế hoá đơn đã lập: tách riêng hoá đơn có thuế suất 8%
Cụ thể:
– Người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót
– Người bán lập hóa đơn điều chỉnh/ thay thế sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh/ thay thế cho người mua;
– Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh/ thay thế, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người
mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
Như vậy, khi lỡ xuất nhầm hóa đơn theo thuế suất VAT 10% cho hàng hóa, dịch vụ thuộc diện
được giảm thuế suất còn 8%, kế toán cần phải lập lại hoá đơn điều chỉnh/ thay thế và phải có
sự thỏa thuận giữa cả người bán và người mua.
Trường hợp doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế
VAT đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và có
nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đóng dấu theo giá đã giảm 2% hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ bên
cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.
Việc xử lý hoá đơn ghi sai thuế suất đơn vị có thể tham khảo thêm Điểm b Khoản 5 Điều 12 Thông
tư 219/2013/TT-BTC
Lưu ý về giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022
– Nếu mặt hàng được giảm thuế 8% nhưng doanh nghiệp vẫn xuất 10% => Bên bán phải nộp 10%.
Bên mua được khấu trừ 8%
– Nếu mặt hàng chịu thuế 10% nhưng DN xuất 8% => Bên bán sẽ bị truy thu 2% + tiền chậm
nộp + phạt kê khai sai. Bên mua chỉ dc khấu trừ 8%
– Đối với các trường hợp hàng hoá, dịch vụ đã bán, cung cấp trong tháng 1 nhưng sang tháng
2 mới lập hoá đơn => Không được áp dụng thuế suất 8% mà vẫn xuất theo thời điểm phát
sinh doanh thu: KCT, 0%, 5%,10% .
– Hoá đơn đã xuất trong tháng 1/2022 nhưng tháng 2/2022 mới phát hiện sai sót => Lập hoá
đơn mới nhưng thuế suất áp dụng vẫn là mức thuế suất tại thời điểm tháng 1/2022 vì hàng hoá,
dịch vụ đã bán, cung cấp vào tháng 1/2022
– Với hoá đơn điều chỉnh cho hoá đơn phát sinh trước 1/2/2022 => Thuế suất đi theo hoá đơn
bị điều chỉnh không chịu thuế, 0%,5%,10% hoặc 70%,100% với 1 số ngành nghề được giảm
cho Tháng 11 và 12/2021
– Khi tra cứu phụ lục 1, 2, 3 các ngành nghề kinh doanh cũng như HScode khi bán hàng hoặc khi
nhập khẩu theo ND 15/2022 để biết mình có thuộc đối tượng được giảm thuế VAT hay không?
-
Nếu mã sản phẩm, mã HS code và tên hàng hoá, dịch vụ có trong phụ lục (kể cả trường hợp
có chức năng của sản phâm không giống nhau) => KHÔNG được giảm thuế GTGT;
-
Ngược lại nếu không có trong phụ lục => ĐƯỢC giảm thuế GTGT
Mã sản phẩm đơn vị có thể tra cứu thông qua Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg.
Trên đây là cách xử lý khi bạn xuất nhầm hóa đơn từ 8% sang 10%, hi vọng bài viết mang lại nhiều
thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Chúc các bạn thành công!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Lop hoc ke toan thuc te o Thanh Hoa
Nơi học kế toán thực hành tốt nhất tại Thanh Hóa
Trung tam dao tao ke toan thuc hanh chat luong o Thanh Hoa