Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
Đối với hợp tác xã nông nghiệp có rất nhiều nội dung kinh tế phát sinh, chúng ta cùng tìm hiểu ngay về chủ đề này nhé!
Phương pháp kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
-
Hạch toán dịch vụ tưới tiêu nước
1.1. Chi phí tu bổ, nạo vét kênh mương dẫn nước (sửa chữa tu bổ thường xuyên), ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 334 – Phải trả cho xã viên và người lao động trong HTX (Tiền công lao động xã viên và tiền công thuê ngoài)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Khoán gọn cho bên ngoài sửa chữa, nạo vét).
1.2. Xuất phụ tùng sửa chữa, thay thế máy bơm, trạm bơm, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
1.3. Khi mua xăng, dầu sử dụng cho máy bơm, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có các TK 111,112,141,331.
1.4. Tiền điện và thuỷ lợi phí phải trả cho chi nhánh điện và công ty thuỷ nông, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 331 – Phải trả cho người bán.
1.5. Khi xác định tiền công lao động phải trả cho xã viên vận hành máy và điều phối nước, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 334 – Phải trả xã viên và người lao động trong HTX.
1.6. Định kỳ, tính khấu hao máy bơm, trạm bơm, kênh mương dẫn nước, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
1.7. Phân bổ dần chi phí trả trước vào chi phí sản xuất trong năm (Chi phí sửa chữa lớn kênh mương, máy bơm, trạm bơm), ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn.
1.8. Cuối kỳ xác định số dịch vụ tưới tiêu nước hoàn thành xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
-
Hạch toán dịch vụ phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi
2.1. Về thuốc phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi:
– Nếu HTX mua về dự trữ trong kho, khi xuất kho ra sử dụng, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chi tiết dịch vụ bảo vệ cây trồng vật nuôi)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Nếu HTX mua về sử dụng ngay không nhập kho, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111 – Tiền mặt (Thanh toán bằng tiền mặt)
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Thanh toán bằng chuyển khoản)
2.2. Xuất công cụ, dụng cụ ra sử dụng (Bình bơm thuốc sâu…)
– Khi xuất kho, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 005 – Công cụ, dụng cụ lâu bền đang sử dụng.
– Xác định số phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi tiết dịch vụ bảo vệ cây trồng vật nuôi)
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.
2.3. Đối với HTX có sử dụng máy bơm thuốc trừ sâu chạy bằng xăng dầu
– Chi phí về xăng dầu chạy máy, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chi tiết dịch vụ bảo vệ cây trồng vật nuôi)
Có TK 111 – Tiền mặt (Mua xăng bằng tiền mặt sử dụng ngay)
Có TK 141 – Tạm ứng (Thanh toán tạm ứng tiền mua xăng)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Xuất xăng dầu trong kho ra sử dụng).
– Định kỳ, tính khấu hao máy bơm thuốc trừ sâu, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi tiết dịch vụ bảo vệ cây trồng vật nuôi)
Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định.
2.4. Xác định số tiền công lao động phải thanh toán cho xã viên, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi tiết dịch vụ bảo vệ cây trồng vật nuôi)
Có TK 334 – Phải trả xã viên và người lao động trong HTX.
2.5. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí dịch vụ phòng trừ sâu bệnh đã hoàn thành vào Tài khoản giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
-
Hạch toán dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp
3.1. HTX mua vật tư nông nghiệp về nhập kho:
– Khi vật tư mua đã về nhập kho, ghi:
Nợ TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa (Nhập kho hàng hóa) (Giá hóa đơn) (1552)
Có TK 111 – Tiền mặt (Mua bằng tiền mặt )
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Thanh toán bằng chuyển khoản)
Có TK 331 – Phải trả người bán (Mua chưa thanh toán).
– Khi xuất vật tư cung cấp cho các hộ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ
Có TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa (1552) (Giá xuất kho).
Đồng thời căn cứ hóa đơn, phản ánh doanh thu, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Bán thu tiền ngay)
Nợ TK 131 – Phải thu (1311 – Phải thu của xã viên)
Có TK 511 – Doanh thu (Giá bán) (5111).
– Chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí bán hàng:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421)
Có TK 111 – Tiền mặt (Chi phí vận chuyển )
Có TK 141 – Tạm ứng (Thanh toán tạm ứng tiền vận chuyển)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Chi phí vận chuyển còn nợ chưa thanh toán).
3.2. HTX mua vật tư về giao ngay cho các hộ (Đội, tổ):
– Khi vật tư về tới HTX giao ngay cho các đội, tổ, các hộ theo số lượng đã ký kết, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ (Chi tiết dịch vụ cung cấp vật tư) (Theo giá mua trên hóa đơn)
Có TK 111 – Tiền mặt (Trả bằng tiền mặt )
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Thanh toán bằng chuyển khoản)
Có TK 331 – Phải trả người bán (Chưa thanh toán tiền).
Đồng thời phản ánh doanh thu cung cấp vật tư nông nghiệp cho các hộ, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Bán thu tiền ngay)
Nợ TK 131 – Phải thu (1311 – Phải thu của xã viên)
Có TK 511 – Doanh thu (Giá bán) (5111).
– Chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí bán hàng (nếu có), ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421)
Có TK 111 – Tiền mặt (Chi phí vận chuyển )
Có TK 141 – Tạm ứng (Thanh toán tạm ứng tiền vận chuyển)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Chi phí vận chuyển còn nợ chưa thanh toán).
-
Hạch toán dịch vụ sản xuất và cung cấp hạt giống cho các hộ
4.1. Trường hợp HTX đi mua giống mới ở công ty giống cây trồng về bán cho các hộ:
– Khi mua hạt giống về nhập kho, ghi:
Nợ TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa (1552)
Có TK 111 – Tiền mặt (Mua bằng tiền mặt )
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Thanh toán bằng chuyển khoản)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Còn nợ chưa thanh toán).
– Khi xuất kho hạt giống bán cho các hộ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ (Chi tiết dịch vụ giống)
Có TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa (1552).
– Trường hợp mua hạt giống về giao ngay cho các hộ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ (Chi tiết dịch vụ giống)
Có TK 111 – Tiền mặt (Mua bằng tiền mặt )
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Thanh toán bằng chuyển khoản)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Còn nợ chưa thanh toán).
Đồng thời ghi nhận doanh thu về bán hạt giống cho các hộ, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Bán thu tiền ngay)
Nợ TK 131 – Phải thu (1311 – Phải thu của xã viên)
Có TK 511 – Doanh thu (Giá bán) (5111).
– Chi phí vận chuyển giống và các chi phí khác liên quan đến việc đi nhận giống, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421)
Có các TK 111, 112, 141, 331….
– Các chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản, bán giống, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421)
Có TK 334 – Phải trả xã viên và người lao động trong HTX (3341)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
4.2. Trường hợp HTX nhận giống mới về giao cho một số hộ có kinh nghiệm để sản xuất nhân giống.
Tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng giữa HTX với các hộ sản xuất giống mà HTX có thể đầu tư thêm chi phí cho các hộ và mua lại toàn bộ số giống của các hộ sản xuất ra để cung cấp đại trà.
– Khi HTX nhận giống do mua ngoài về giao cho các hộ xã viên gia công nhân giống cho HTX, khi giao giống, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi tiết dịch vụ cung cấp giống)
Có các TK 111,141,331.
– Các chi phí HTX phải trả cho các hộ xã viên gia công giống, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 331 – Phải trả người bán
Có TK 111- Tiền mặt.
– Khi các hộ gia công giống xong giao giống trả lại cho HTX, ghi:
Nợ TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa (1551)
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
– Khi HTX xuất giống bán cho các hộ xã viên:
+ Phản ánh giá vốn số giống HTX xuất bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ (6321)
Có TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa (1551).
+ Phản ánh doanh thu về bán giống, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Bán thu tiền ngay)
Nợ TK 131 – Phải thu (1311 – Phải thu của xã viên)
Có TK 511 – Doanh thu (Chi tiết dịch vụ cung cấp giống) (5111).
– Trường hợp HTX đổi giống cho các hộ xã viên:
+ Khi xuất giống ra đổi giống khác về, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ
Có TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa.
+ Phản ánh doanh thu của số giống mang đi trao đổi theo giá trị hợp lý, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu
Có TK 511 – Doanh thu.
+ Khi nhận giống do trao đổi, kế toán phản ánh giá trị giống nhận về theo giá trị hợp lý, ghi:
Nợ TK 152, 155
Có TK 131 – Phải thu.
+ Trường hợp HTX phải trả thêm tiền cho xã viên, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu
Có TK 111 – Tiền mặt.
+ Trường hợp xã viên phải trả thêm tiền cho HTX, ghi:
Nợ TK 111
Có TK 131 – Phải thu.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách hạch toán các nội dung kinh tế phát sinh trong hợp tác xã nông nghiệp, chúc các bạn làm việc tốt!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Địa chỉ dạy kế toán thực hành chất lượng ở Thanh Hóa
Lớp kế toán uy tín ở Thanh Hóa
Địa chỉ dạy kế toán thực hành chất lượng tại Thanh Hóa
Noi hoc ke toan thuc hanh chat luong o Thanh Hoa