ATC CAM KẾT ĐÀO TẠO THÀNH THẠO

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ

Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa

Công cụ dụng cụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá chưa thuế dưới 30 triệu và được dùng trong nhiều kỳ. Vậy cách phân bổ công cụ dụng cụ như thế nào? Kế toán ATC xin thông tin đến bạn nhé!

Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa Công cụ dụng cụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá chưa thuế dưới 30 triệu và được dùng trong nhiều
Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
  1. Công cụ dụng cụ là gì?

1.1. Đặc điểm của công cụ, dụng cụ

Chúng ta đều hiểu công cụ dụng cụ là những tư liệu giúp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tham gia vào một hoặc nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sử dụng thì công cụ dụng cụ sẽ bị hao mòn dần về mặt giá trị.

Theo quy định thì những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000vnđ sẽ không đủ điều kiện trở thành tài sản cố định và được xếp vào loại công cụ dụng cụ đồng thời sẽ có thời gian phân bổ tối đa không quá 24 tháng. Để phân bổ công cụ dụng cụ thì dựa vào tính chất, giá trị của công cụ dụng cụ đó để chia chúng thành nhiều loại khác nhau.

Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa Công cụ dụng cụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá chưa thuế dưới 30 triệu và được dùng trong nhiều
Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa

1.2. Phân loại các nhóm công cụ, dụng cụ

Để phân nhóm các loại công cụ dụng cụ người ta thường dựa vào các tiêu chí sau đây:

– Căn cứ vào phương pháp phân bổ sẽ chia thành công cụ, dụng cụ phân bổ 1 lần và công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều lần.

– Căn cứ vào nội dung công cụ, dụng cụ được hình thành sẽ bao gồm các dụng cụ, đồ nghề bằng gốm, thủy tinh, sành, sứ; Các dụng cụ quần áo bảo hộ lao động,…

– Căn cứ vào công tác quản lý, công việc ghi chép của kế toán sẽ bao gồm các bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuế, các thiết bị, phụ tùng thay thế,…

– Căn cứ vào mục đích sử dụng sẽ bao gồm các Công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh; Công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý; Công cụ, dụng cho dùng cho mục đích khác.

  1. Chi tiết cách phân bổ Công cụ dụng cụ

2.1. Dựa vào giá trị và thời gian phân bổ của Công cụ, dụng cụ

Dựa vào giá trị và thời gian sử dụng CCDC các bạn có thể phân bổ theo các cách sau:

a, Bạn phải xác định cụ thể nếu CCDC bạn đang phân bổ có giá trị nhỏ và sử dụng cho 1 kỳ thì bạn có thể hạch toán luôn vào chi phí của tháng đó.

b, Trong trường hợp CCDC có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ thì bạn phải phân bổ làm nhiều kỳ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phải lập 1 bảng phân bổ CCDC cụ thể sau đó tiến hành phân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của doanh nghiệp.

Một điểm lưu ý là chi phí phân bổ công cụ dụng cụ tối đa không quá 3 năm và nếu thời gian quá 3 năm thì chi phí sẽ không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Thời gian tính phân bổ CCDC chính là ngày bắt đầu đưa CCDC vào sử dụng.

2.2. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ nhiều kỳ

Mức phân bổ hàng năm = Giá trị CCDC/Thời gian phân bổ

Mức phân bổ hàng tháng = Mức phân bổ hàng năm/ 12 tháng

  1. Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ

a) Nếu mua CCDC về sử dụng ngay trong ngày thì các bạn có thể hạch toán:

– Như đã nêu ở trên, nếu CCDC có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn thì hạch toán toàn bộ vào chi phí như sau:

Nợ TK: 154, 621, 627, 641, 642 . Cần phải xác định rõ ràng là công cụ dụng cụ sử dụng cho bộ phận nào để hạch toán cho đúng TK.

Có  TK 111,112, 331

– Trong trường hợp CCDC có giá trị lớn hoặc thời gian sử dụng lâu thì hạch toán:

Nợ TK 242  ( Theo thông tư 200 và 133 đều hạch toán như nhau)

Có  TK 111,112, 331

Hàng tháng hạch toán vào chi phí:

Nợ TK: 154, 621, 627, 641, 642 Cần phải xác định rõ ràng là công cụ dụng cụ sử dụng cho bộ phận nào để hạch toán cho đúng TK.

Có TK 242

Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa Công cụ dụng cụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá chưa thuế dưới 30 triệu và được dùng trong nhiều
Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa

b) Nếu mua CCDC về nhập kho, rồi mới xuất ra dùng:

– Khi công cụ dụng cụ được mua về (Nhập kho):

Nợ TK 153

Nợ TK 1331

Có  TK 111,112, 331

– Khi xuất CCDC phục vụ cho hoạt động SXKD: Căn cứ vào giá trị CCDC và thời gian sử dụng, các bạn hạch toán vào chi phí cho phù hợp:

– Như đã nêu ở trên, nếu CCDC có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn thì hạch toán toàn bộ vào chi phí:

Nợ TK: 154, 621, 641, 642. Cần phải xác định rõ ràng là công cụ dụng cụ sử dụng cho bộ phận nào để hạch toán cho đúng TK.

Có TK 153

Nếu CCDC có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu thì hạch toán:

Nợ TK 242

Có TK 153

Hàng tháng hạch toán vào chi phí:

Nợ TK: 154, 621, 627, 642. Cần phải xác định rõ ràng là công cụ dụng cụ sử dụng cho bộ phận nào để hạch toán cho đúng TK.

Có TK 242

– Các bạn phải hạch toán đến khi nào hết số bên 242 thì thôi dừng lại, như vậy giống như thời gian ở bên trên thì tức là đến tháng 4.

Trên đây là cách phâm bổ công cụ dụng cụ, chúc các bạn thành công!

Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa

Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa

Trung tam hoc ke toan o Thanh Hoa

Nơi học kế toán tổng hợp tại Thanh Hóa

Địa chỉ kế toán tại Thanh Hóa

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo